Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Vợ nhỏ Nông Đức Mạnh thu gom tài sản !

Cựu ĐBQH Đỗ Thị Huyền Tâm thoái hết vốn khỏi Tập đoàn Minh Tâm

Nhàđầutư
Tỷ lệ sở hữu của bà Đỗ Thị Huyền Tâm tại Tập đoàn Minh Tâm giảm từ 81% về 0% theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 22/8/2017. 
NGHI ĐIỀN
14, Tháng 09, 2017 | 15:07
Do-Thi-Huyen-Tam

Cựu đại biểu Quốc hội bà Đỗ Thị Huyền Tâm 

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, bà Đỗ Thị Huyền Tâm – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Tâm (Minh Tâm Group) – vừa thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp này.

Cụ thể, sau khi công ty tăng vốn từ 99 tỷ đồng lên 126 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của bà Đỗ Thị Huyền Tâm đã giảm mạnh từ 81% về 0%.

Cựu Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các khoá XII và khoá XIII là cái tên gắn liền với gần 2 thập kỷ phát triển của Minh Tâm Group.

Minh Tâm Group tiền thân là Công ty TNHH Minh Tâm được thành lập năm 2001, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Dưới sự lãnh đạo của bà Đỗ Thị Huyền Tâm, Minh Tâm Group đến nay đã trở thành một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu tỉnh Bắc Ninh, hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực bất động sản, giáo dục, kinh doanh khách sạn, sản xuất phân bón, bao bì, thức ăn chăn nuôi…

Chưa rõ động thái rút vốn có đồng nghĩa với việc vị cựu ĐBQH thoái lui khỏi Minh Tâm Group, hay chỉ đơn thuần là chiến thuật tái cơ cấu cổ phần của bà Đỗ Thị Huyền Tâm và những người liên quan.

Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện nay của Minh Tâm Group là bà Hoàng Thị Bình Yên, sinh năm 1989, trú tại Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.

Những ông chủ họ Đỗ ở trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ

bot-phap-van

Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ 

Trong danh sách cổ đông sáng lập của Minh Tâm Group còn có một cái tên họ Đỗ khác là ông Đỗ Ngọc Minh (trú tại Hà Nội).

Tại thời điểm 2014, ông Đỗ Ngọc Minh là cổ đông lớn nhất của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Minh Phát – “Ông chủ” của dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Cụ thể, năm 2014, Công ty Minh Phát thực hiện tăng vốn điều lệ từ 369 tỷ đồng lên 568 tỷ đồng, trong đó ông Đỗ Ngọc Minh góp 312,4 tỷ đồng, tương đương 55%.

Một cá nhân họ Đỗ khác là ông Đỗ Minh Đức cùng bà Nguyễn Thị Cẩm Tú (cùng trú tại một địa chỉ ở Hà Nội) góp lần lượt 39% và 6% vốn tại Công ty Minh Phát.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Tú cũng đồng thời là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ - doanh nghiệp dự án sở hữu trạm BOT cùng tên, nơi Công ty Minh Phát sở hữu 65% vốn.

Nhóm các thể nhân này còn sở hữu một doanh nghiệp rất lớn cũng hoạt động trong lĩnh vực BOT là CTCP Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành.

Công ty Công Thành được thành lập vào tháng 6/2014. Đến giữa năm 2015, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 1.556 tỷ đồng, với các cổ đông sáng lập là ông Đỗ Minh Đức góp 52% vốn, bà Nguyễn Thị Cẩm Tú góp 33%.

Dù chỉ mới hoạt động và chưa có tên tuổi trong ngành xây dựng cầu đường, song Công ty Công Thành tháng 5/2015 đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT, có tổng mức đầu tư lên tới 14.000 tỷ đồng.

Bà Đỗ Thị Huyền Tâm sinh ngày 17/10/1966 tại TP. Bắc Ninh. Bà có bằng cử nhân kinh tế Ngoại thương, trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Bà Huyền Tâm từng là Đại biểu Quốc hội các khoá XII và khoá XIII, đồng thời là uỷ viên Uỷ ban Kinh tế và uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Thằng Kiên - tiến sỹ ma

Minh Chinh Bui


Ông Nguyễn Đức Kiên - tiến sĩ Kinh tế???

Ông Nguyễn Đức Kiên - Tiến sĩ kinh tế Kiên - Phó chủ nhiệm Kiên - Những phát ngôn ngu xuẩn và thằng Kiên ngày nào.

Sở dĩ mình gọi nó là thằng Kiên bởi mình với nó biết nhau. Hồi trước, khi còn bám váy vợ ở Đức, thằng Kiên có qua lại nhà mình, đã ăn uống, qua lại với nhau nên mình rõ về nó.

Số là vợ thằng Kiên con nhà quan. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khi VN đưa lao động sang đông Âu thì vợ thằng Kiên được cho đi làm đội trưởng một đơn vị lao động mặc dù chẳng biết một từ tiếng Đức. Hồi ấy nước ta còn nghèo. Con quan chưa một phát lên quan như bây giờ thì đi Tây là nhất. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, vợ thằng Kiên không nhận tiền đền bù mà chạy sang Tây Đức. Sau khi ổn định công việc, vợ thằng Kiên đón chồng, con qua "đoàn tụ". Hồi ấy chả biết thằng Kiên có việc làm ở VN hay chưa, chỉ biết sau khi ất ơ bám vợ một thời gian thì, có thể thấy mình thừa thãi, thằng Kiên xin đi học Aufbaustudium, một dạng học nâng cao để lấy bằng Đức - cái bằng nghe nói là kỹ sư giao thông ở VN trước đó. Sau ba năm vật vờ, chắc không nói nổi ba câu chào bằng tiếng Đức, thằng Kiên bỏ học, không bằng. Rồi biến động xảy ra, rồi VN ầm ầm đổi mới, rồi tin tức từ nhà đưa qua rằng ở VN bây giờ dễ làm ăn lắm, nhất là làm quan. Đang yên lành với vợ con ở Đức, thằng Kiên nằng nặc đòi "hồi hương" - một mình. Chắc biết chồng là thằng thế nào, vợ thằng Kiên chấp nhận cho thằng Kiên về lại VN với điều kiện phải ôm theo một đứa con làm thanh tra....bố.

Rồi mấy bữa sau thấy đồn rằng thằng Kiên vừa từ Đức về hôm qua, cái thằng Kiên không bằng cấp của Đức, trên răng, dưới..ấy bỗng dưng thành Tiến sĩ Kiên, mà tiến sĩ kinh tế mới kinh. Mình chả tin, nhưng có người cho xem cạc vi dít thì rõ ràng từ Frankfurt nó là thằng Kiên, về đến Nội Bài đã hóa ra Tiến sĩ. Rồi nhờ là con cha, cháu ông, thằng Kiên nhảy bụp phát vào Ban tổ chức Trung ương, thuộc Ban Kinh Tế.

Mình vốn dĩ có gần 4 năm sống ở tập thể Ban tổ chức T.Ư, thường xuyên vào đọc sách tại thư viện Ban Tổ Chức T.Ư, mọi chú, bác hàng xóm đều là chuyên viên to nên biết qua cái uy quyền và đặc lợi vô biên của Ban Tổ Chức.

Vậy là thằng Kiên, qua mấy tháng rời tư bản giãy chết, nghiễm nhiên thành Tiến sĩ kinh tế, cán bộ Ban kinh tế T.Ư thuộc Ban tổ chức T.Ư - viết tắt là CP2, quyền uy nghiêng trời, lệch đất. Rồi với cái phao gia đình cộng với chất láu lỉnh vốn có, thằng Kiên dần dần thành ông Kiên và từ vài nhiệm kỳ cuốc hội, nay thằng Kiên đã chắc chân với xuất Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế cuốc hội, một chức vụ, địa vị mà ngày xưa khối bậc lão thành, tiền CM vào tù, ra tội mơ ước cũng không với tới được.

Phải chi thằng Kiên...im mẹ đi thì không nói. Đằng này cứ thỉnh thoảng thằng Kiên lại phun ra một phát ngôn để đời đại loại "Phải làm đường sắt tốc độ cao vì nó đã ở tây, nó biết... "Cán bộ tây" thậm chí dùng máy bay công đi làm thì cán bộ ta chạy xe công đắt tiền là cái đinh. Trả phí BOT bằng tiền lẻ là có vấn đề về nọ về kia về đạo đức và cái phát ngôn THẬM NGU hôm nay, trên kia.

Mình chỉ biết một điều rằng, vợ và hai con thằng Kiên đã lại đoàn tụ từ lâu tại Đức. Con cái thằng Kiên đã học hành xong xuôi, đi làm tại Đức. Thằng Kiên ở VN (nghe đồn) rất giàu, nhà đất mênh mông. Nói dại, mai kia lỡ thằng Tập ngứa mũi, đem quân sang tận Gia Lâm, Đông Anh bắn đạn thật thì các bạn thân mến, các bạn cứ ở nhà mà quan ngại. Thằng Kiên nó đã tếch mẹ nó từ đời nào...sang Đức TÁI ĐOÀN TỤ VỢ CON.

Bái bai nhân dân nhé.

Nguồn: FB Minh Chinh Bui/Góc nhìn Báo chí - Công dân
....

LẠI CHUYỆN ÔNG NGHỊ KIÊN, CHÍNH KHÁCH KIÊN VÀ THẰNG KIÊN NĂM NÀO!!!

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Cướp đất của dân vô tội vạ !

Chế độ thu hồi đất hiện nay đang 'vô tội vạ'
TTO - Chế độ thu hồi đất, định giá đất bồi thường khi thu hồi hiện nay còn nhiều bất cập, khiến các địa phương lợi dụng, thu hồi đất của dân vô tội vạ.
24/08/2017 08:35 GMT+7

Tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả sử dụng đất xây dựng đô thị” do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức ngày 23-8 ở Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng chế độ thu hồi đất, định giá đất bồi thường khi thu hồi hiện nay còn nhiều bất cập, khiến các địa phương lợi dụng, thu hồi đất của dân vô tội vạ.
Diện thu hồi đất quá rộng, chưa công bằng
Theo TS Phạm Sỹ Liên (viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xây dựng và đô thị, thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam), nhiều nước trên thế giới chỉ quy định khi cần thiết vì mục đích công cộng (bệnh viện, trường học...) thì nhà nước mới thu hồi đất.
Trong khi đó, Luật đất đai của nước ta hiện nay quy định diện thu hồi đất bao gồm “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”.
Ông Liên cho rằng chế độ thu hồi đất như vậy là “vô tội vạ” và việc thu hồi đất không để ý đến bảo vệ tài sản ở trên đất của người dân, dẫn đến lạm dụng trong thu hồi đất, dễ xảy ra tiêu cực.
Ông Liên cho rằng phạm vi áp dụng phương thức thu hồi đất mở ra quá rộng, nhiều dự án khó chứng minh vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Do vậy, đã đến lúc đánh giá đúng thực trạng thu hồi đất, có giải pháp xử lý thỏa đáng theo hướng thu hẹp phạm vi áp dụng và quy định thêm khâu tổ chức thẩm định mục đích thu hồi đất có thực sự vì lợi ích chung hay không.
Ông Liên đề nghị khi thu hồi nhà ở cần xem xét thêm vấn đề thu nhập của hộ dân gắn với nơi ở. “Làm được vậy mới công bằng” - ông Liên nói.
Ngoài ra, theo ông Liên, cần hoàn thiện thể chế tòa án hành chính nhằm đảm bảo tính độc lập xét xử đối với các vụ kiện về thu hồi đất và chuyển các khiếu nại về thu hồi đất không hòa giải được cho tòa án xét xử.
Mặt khác, Quốc hội xem xét ban hành luật tương tự như luật tài sản của các nước để quy định rõ mối quan hệ giữa quyền sở hữu toàn dân về đất và quyền sở hữu tư nhân về tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng chung đất đô thị, quyền sở hữu chung tài sản gắn với đất (nhà chung cư)...
"Ngoài phương thức thu hồi, trưng thu đất, các nước còn khuyến khích áp dụng phương thức gom đất theo cơ chế thị trường và phương thức tái điều chỉnh đất dựa trên cơ sở đồng thuận của cộng đồng" - ông Liên nói.
Không nên xem người có đất bị thu hồi chỉ là bên bị thiệt hại được bồi thường đúng giá, mà cần xem họ là bên đóng góp cho phát triển. Vì vậy ngoài việc lấy lại đủ vốn, họ còn có quyền chia sẻ lợi ích mà phát triển đem lại.

Cùng quan điểm, ông Phan Thanh Bình - Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng - cho biết phương thức thực hiện các dự án phát triển đô thị ở Việt Nam là thu hồi đất giao chủ đầu tư triển khai đầu tư xây dựng các khu đô thị hoặc khu nhà ở.
Việc sử dụng thu hồi đất như vậy không công bằng về lợi ích giữa chủ sử dụng đất, chính quyền và chủ đầu tư. Cụ thể, người sử dụng đất chỉ được nhận tiền bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, chính quyền thu được tiền sử dụng đất từ nhà đầu tư, trong khi phần rất lớn lợi nhuận từ phát triển quỹ đất thuộc về chủ đầu tư.
Đất bỏ hoang gây lãng phí
Ông Trần Ngọc Hùng, chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng hiệu quả sử dụng đất đô thị hiện nay của nước ta còn rất thấp. Rất nhiều đất đô thị trong các đô thị đang để hoang hóa, dính dự án “treo” hoặc triển khai rất chậm.
Hàng vạn ngôi nhà liền kề, biệt thự để hoang; tỉ lệ lấp đầy các chung cư còn thấp, nhà xây xong không có người ở, xây thô không hoàn thiện hoặc đất chia lô để đấy, không triển khai xây dựng. Điển hình như các dự án dọc đại lộ Thăng Long, đường 32 (Hà Nội); khu Nhơn Trạch (Đồng Nai); khu đô thị Đông Hải Phòng...
Với hàng ngàn tỉ đồng nằm ở các dự án này, hàng ngàn km2 đất không sử dụng gây lãng phí rất lớn.
Mặt khác, theo ông Hùng, hiện nay việc cấp phép các dự án tràn lan, sử dụng đất đô thị cho các dự án nhà ở không phù hợp với khả năng kinh tế - xã hội và dự báo phát triển dân số. Nhiều địa phương coi đây là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nên suy nghĩ càng cấp nhiều dự án thì tốc độ tăng thu ngân sách càng cao.
Ngoài ra, không loại trừ có lợi ích nhóm trong việc triển khai dự án. “Cần rà soát và xử lý kịp thời các dự án “treo”, không còn khả năng triển khai hoặc triển khai chậm. Đồng thời xử lý nghiêm trường hợp cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép dự án không đúng quy định” - ông Hùng nói.
Còn PGS.TS Vũ Thị Vinh, nguyên tổng thư ký Hiệp hội Các đô thị Việt Nam, cho rằng quy hoạch đất đô thị còn lãng phí. Hiện nay, khi tính toán để dành quỹ đất cho phát triển đô thị thường dựa vào con số dự đoán về quy mô dân số của khu vực đó trong tương lai.
Tuy nhiên, công tác dự báo khi làm quy hoạch còn yếu kém nên dự báo không chính xác. Có đô thị dự báo đến năm 2020 dân số tăng lên 200.000 dân, nhưng đến nay mới chỉ đạt 100.000 dân. Cứ như vậy, nhiều khu vực trở thành quy hoạch “treo”.
Nên áp dụng mô hình dự án tái điều chỉnh đất
Lấy mô hình thực hiện dự án tái điều chỉnh đất được sử dụng rất thành công trong phát triển đô thị ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đã triển khai hơn 100 năm nay tại Nhật Bản, ông Phan Thanh Bình cho rằng Việt Nam nên áp dụng mô hình này trong phát triển đô thị để cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan.
Theo đó, các chủ đất sẽ đóng góp đất của mình vào một quỹ đất chung, sau đó đầu tư hạ tầng đường sá, công viên cây xanh... và điều chỉnh lại các lô đất đã góp. Các lô đất có hình dạng phức tạp, không phù hợp cho xây dựng sẽ được chuyển đổi thành các lô đất có hình dạng phổ thông, thuận lợi cho xây dựng công trình.
Để thực hiện mô hình này, việc đồng thuận của cộng đồng dân cư rất cần thiết do việc đóng góp đất và tái phân lô ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các chủ đất.
“Sau khi thực hiện, diện tích đất của các chủ đất bị giảm đi, tuy nhiên giá trị về đất lại tăng lên. Thông thường trong một dự án tái điều chỉnh đất, chủ đất được hưởng lợi 1,2-1,5 lần giá trị ban đầu” - ông Bình dẫn giải.

TIẾN LONG.


Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Dân oan vẫn tiếp tục biểu tình !

TIN NÓNG:  Dân Oan Biểu Tình

    6g45ph sáng nay, 19-6-2017. Gần 60 Dân Oan các tỉnh : Đồng Nai , Tiền Giang , Bình Định , An Giang ... Đến số 40 Hàng Bài - Tổng Cục An Ninh - Bộ Công An BIỂU TìNH.


  Dân oan yêu cầu Tổng Cục An Ninh vào cuộc giải quyết việc khiếu Nai - Tố Cáo đất đai Bị Quan Tham chính quyền địa phương  tham nhũng CƯỚP SẠCH. Đẩy người dân vào đường cùng , ngõ cụt không còn sự sống.

   Dân Oan ra trung ương KN-TC đã hàng tháng Trời . Nhưng việc giải quyết khiếu nại tố cáo cứ kéo dài ...

Không Biết bao giờ giải quyết ? 

Tin từ Dân oan. 

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Chế tài nhân quyền đợt 4.

BPSOS công bố danh sách 4 để đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky

Danh sách 15 giới chức liên quan đến vụ đàn áp blogger Tạ Phong Tần

Mạch Sống, ngày 13 tháng 6, 2017

Hôm nay, tổ chức BPSOS công bố danh sách đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu gồm 15 giới chức chính quyền Việt Nam liên quan đến tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần.

“Đây là danh sách thứ 4 và đến cuối tháng 6 này mỗi tuần chúng tôi sẽ công bố thêm 1 danh sách,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.

Cuối tháng 3, BPSOS đã chuyển 6 danh sách đề nghị chế tài cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Tại buổi điều trần ngày 25 tháng 5 vừa qua, Ts. Thắng đã nộp các danh sách này cho Quốc Hội.

Theo Ts. Thắng, mỗi hồ sơ được chọn để lập danh sách đề nghị chế tài đều có những yếu tố đặc biệt của nó. “Thời điểm công bố được chọn để tác động mạnh nhất lên chính sách của Hoa Kỳ.”

Danh sách 1 liên quan đến hồ sơ Mục Sư Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng được công bố ngày 3 tháng 4 để chuẩn bị cho cuộc họp báo do Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ngày 6 tháng 4. Tại buổi họp bào, Uỷ Hội công bố chọn hồ sơ MS Chính và Bà Hồng làm hồ sơ tiêu biểu về đàn áp tôn giáo ở Việt Nam để kêu gọi Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (CPC). Danh sách 1 gồm danh tính của 25 giới chức chính quyền Việt Nam.

Danh sách 2 liên quan đến hồ sơ Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng được công bố ngày 27 tháng 4 để mở đầu cuộc vận động Hành Pháp Trump thể hiện thái độ đới với tình trạng đàn áp tôn giáo và cướp đất đang diễn ra ở Việt Nam. Liền sau đó, BPSOS kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam dời địa điểm tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2017 đến một nơi khác hơn Thành Phố Đà Nẵng vì chính quyền Đà Nẵng là thủ phạm của cuộc đàn áp đẫm máu nhằm cướp trắng đất của Giáo Xứ Cồn Dầu. Danh sách này gồm 20 danh tính giới chức chính quyền và một chủ tập đoàn kinh doanh.

Danh sách 3 liên quan đến hồ sơ của Ông Nguyễn Bắc Truyển và các tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở Lấp Vò, Đồng Tháp, được công bố ngày 22 tháng 5 để chuẩn bị cho cuộc điều trần ngày 25 tháng 5 về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Tại buổi điều trần, trường hợp Ông Nguyễn Hữu Tấn, tín đồ PGHH, chết trong đồn công an Tỉnh Vĩnh Long đã được nêu lên và tạo xúc động cho nhiều dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ.

“Cũng vậy, hôm nay chúng tôi công bố danh sách các giới chức Việt Nam liên quan đến hồ sơ của Bà Tạ Phong Tần là có lý do của nó,” Ts. Thắng giải thích. “Đây là hồ sơ mà chính nạn nhân và cũng là nhân chứng đang có mặt ở Hoa Kỳ.”

Theo Ông cho biết, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ bắt đầu quy trình cứu xét và thẩm tra các hồ sơ mà họ nhận được để kịp soạn bản phúc trình gửi cho Quốc Hội trước ngày 10 tháng 12 năm nay.

“Chúng tôi muốn nhắc nhở họ rằng, với hồ sơ này việc kiểm chứng thông tin mà chúng tôi cung cấp là rất dễ dàng vì có thể tiếp xúc trực tiếp với nhân chứng,” Ts. Thắng nói.

Ts. Thắng cũng cho biết là các danh sách đề nghị chế tài sẽ được sự dụng cho cuộc tổng vận động Quốc Hội Hoa kỳ ngày 29 tháng 6 tới đây. Được biết dưới tên Ngày Vận Động Cho Việt Nam, cuộc tổng vận động hàng năm này quy tụ từ 500 đến 850 người Mỹ gốc Việt đến từ nhiều thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ. [Xin vào đây để ghi danh tham gia cuộc tổng vận động năm nay: http://tiny.cc/VNAD2017 hay liên lạc qua email: bpsos@bpsos.org] 

Danh sách 4 đề nghị chế tài gồm 15 danh tính:

(1)    Đại Tá Lê Hồng Hà, Sở Công An TP Hồ Chí Minh, người ký quyết định truy tố Bà Tạ Phong Tần.

(2)    Nguyễn Ngọc Điệp, Phó Giám Đốc Viện Kiểm Sát TP Hồ Chí Minh, người quyết định bắt và điều tra Bà Tạ Phong Tần

(3)    Dương Thị Ngọc Thúy, Viện Kiểm Sát TP Hồ Chí Minh, người ký lệnh gia hạn thời gian tạm giam Bà Tần

(4)    Vũ Phi Long, Chánh Án toà Hình Sự, Tp Hồ Chí Minh, người trách nhiệm về bản án 10 năm tù đối với Bà Tần

(5)    Lê Thành Văn, Thẩm Phán, Toà Phúc Thẩm, TP HCM

(6)    Huỳnh Ngọc Ánh, Thẩm Phán, Toà Sơ Thẩm TP HCM

(7)    Đại tá Lường Văn Tuyến, Giám thị Trại Giam số 5 (thuộc Bộ Công An), Thanh Hóa

(8)    Thượng tá Nguyễn Thị Can, nguyên Phó Giám thị Trại Giam số 5, Thanh Hóa, đã nghỉ hưu năm 2014. Thời gian đương chức đã quản lý, đàn áp các nữ tù nhân chính trị: Lê Thị Công Nhân, Hồ Thị Bích Khương, Phạm Thị Lộc, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần.

(9)    Thượng tá Nguyễn Thị Hương, Phó Giám thị Trại Giam số 5, Thanh Hóa, đương chức. Đã quản lý, đàn áp các nữ tù nhân chính trị: Hồ Thị Bích Khương, Phạm Thị Lộc, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Cấn Thị Thêu.

Các đồng phạm đắc lực của Đại Tá Lường Văn Tuyến, Thượng Tá Nguyễn Thị Can và Thượng Tá Nguyễn Thị Hương:

(10) Trung tá Lê Thị Tuyết - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(11) Đại úy Đoàn Thị Ánh Hồng - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(12) Thiếu tá Trịnh Thị Hiền - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(13) Đại úy Lê Thị Tuyết Mai - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(14) Đại úy Nguyễn Văn Tuyến - Trinh sát K1, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(15) Thiếu tá Nguyễn Gia Lượng - Trinh sát K1, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

 
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1224-2017-06-13-18-13-49.html

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Dân không ngu đâu !

DÂN CHÚNG TÔI KHÔNG NGU ĐÂU

Sau bài viết “HỌ CÓ ĐÁNG BỊ XÚC PHẠM NHƯ VẬY” XB ngày 17/5/2017 trên trang nhà, tôi đã nhận được rất nhiều phản ứng trái chiều, vui cũng lắm mà bùn cũng nhiều…

Ở phần tương tác FB trên tường của tôi và dán trên tường vài người bạn thì có đến hàng nghìn lượt like, comment, share. Nhìn vào số lượng tương tác tăng lên chóng mặt đã có lúc làm cho tôi “hoang mang, dao động”. 

Về cơ bản thì các “bình luận gia” bày tỏ sự ủng hộ “hết lời” bài viết, có một số "thánh" đã chửi rủa người viết không tiếc lời mà không dựa theo một căn cứ pháp lý nào. 

Nay, đi ra đường gặp một số đồng nghiệp, gặp một số anh lãnh đạo quen biết trước đây thì không nhận được một sự ủng hộ nào mà toàn là lời “nhắc nhở” trách móc. Có lẽ đây chính là bi kịch chung của các Facebooker hiện nay chứ không riêng gì tôi. Nghĩa là, trên mạng(ảo mà thật) thì rất nhiều người (không quen nhau) vỗ tay còn đời thực thì ngày càng bị xa lánh? 

Có người còn nói, bài viết của chú là “này nọ abc…” và khẳng định rằng việc bắt HĐB là đúng, “nó là tên phản động”… Và khuyên tôi là đừng viết “lung tung” nữa!?

Tôi không trách hay tức giận gì một số “bình luận gia” vào chửi không tiếc lời vì có lẽ họ đã không hiểu hết lý lẽ và pháp luật. Cũng như một số tờ báo “lề phải” và một số người khi gặp tôi “phán xét” luôn rằng thì là “HĐB là tên phản động”, nhưng tôi thật sự ngao ngán cho các anh về trình độ hiểu biết pháp luật và nền pháp quyền của xã hội!

Ngoài Tòa án nhân danh cho Công lý ra thì không ai, tổ chức nào có quyền kết tội người khác. Khoản 1, điều 31 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013 như sau:

“1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”

Còn tại điều 6 và điều 11, Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế(1948) thì ghi như sau:
Điều 6: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.
Điều 11: 1) Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.

Vậy HĐB chưa đưa ra xét xử thì xin mọi người đừng tự phong chức “Thẩm phán” cho mình, như thế là không thượng tôn pháp luật, không tôn trọng con người. 

Trong bài viết tôi có nói đến việc bắt người sai trình tự tố tụng pháp luật làm cho không ít người có chức quyền phản ứng (Có chăng là sự ức chế nhất thời của đám đông mất kiểm soát trước sự việc bắt người sai trình tự tố tụng của luật pháp mà thôi.) Thì nay xin trích hướng dẫn của Bộ luật TTHS như sau:

Việc bắt và tạm giữ người phải được thực hiện theo đúng căn cứ, trình tự, thủ tục của pháp luật.

Căn cứ bắt khẩn cấp  được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự: "Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn".

Người có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp trong trường hợp này là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra công an cấp huyện.

Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80, Điều 84, Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự:

Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.

Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

 Người ra lệnh bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu việc thông báo cản trở quá trình điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt phải thông báo ngay.

Vậy là mọi chuyện đã sáng rõ, mong mọi người hãy đọc cho nhiều (đặc biệt là các anh cán bộ) mà cùng nhau tiến bộ để xây dựng một xã hội Dân chủ - Pháp quyền theo đúng chuẩn mực của thế giới văn minh. 

Đừng tự cho mình quyền “ngồi xổm” trên luật pháp mà làm cho người dân bức xúc đến nỗi kéo cả hàng ngàn người đến công quyền như “sự kiện Diễn Châu” đáng tiếc. Dân chúng tôi không ngu đâu?

Còn đâu “tình quân dân như cá với nước”? Lãnh đạo Nghệ An có nghĩ đến cái “nghĩa tình” thời gian khó?

LVT -  May 28/2017

Nổ lớn tại Formosa tối 30.5.2017 !

NỔ LỚN TẠI FORMOSA NGAY SAU 24 GIỜ VẬN HÀNH THỬ http://bbc.in/2rkWeXf


Tin tức nói vừa xảy ra vụ nổ lớn tại khu vực thuộc Formosa Hà Tĩnh.

Vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ tối 30/5, khiến khói bốc cao ở bên trong khu công nghiệp Vũng Áng.

Một số báo trong nước nói rằng sự cố đã xảy ra tại khu vận hành lò cao số 1 của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Vụ nổ “có thể từ thiết bị hun khói của lò vôi” tuy nhiên “không gây ảnh hưởng lớn đến dây chuyền vận hành lò cao”, dù “hiện khu vực xảy ra vụ nổ vẫn xuất hiện những bụi khói cao và nhiều tiếng nổ nhỏ”, bản tin của Zing đăng lúc vừa quá nửa đêm ngày 30 sang ngày 31/5 viết. http://bbc.in/2rkWeXf

Theo trang An ninh Tiền tệ, giới chức hữu quan đã nhanh chóng phối hợp với Formosa để ”xử lý sự cố, không để lại hậu quả”.

Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, Formosa Hà Tĩnh chỉ vừa kết thúc 24 giờ chạy thử nghiệm lò cao số 1.

Tiến trình thử nghiệm, theo công bố của Bộ Tài nguyên Môi trường tại cuộc họp báo thường kỳ quí hai của Bộ hôm 29/5, bắt đầu diễn ra từ buổi chiều cùng ngày.

Tại cuộc họp báo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng nói “kết quả thử nghiệm sẽ có sau 24 giờ” trong lúc giới chức và giới chuyên môn “theo dõi chặt chẽ kết quả quan trắc trực tuyến và lấy mẫu trực tiếp”, báo An ninh Thủ đô đưa tin.

Theo tuyên bố của Bộ Tài nguyên Môi trường tại cuộc họp báo, thì các phương án ứng phó trong trường hợp phát sinh sự cố cũng đã được tính đến. “Mỗi 5 phút một lần chúng tôi lại được báo cáo, nếu có bất kỳ xảy ra đều sẽ có phương án giải quyết,” ông phó tổng cục trưởng nói. http://bbc.in/2rkWeXf

Hình của news.zing.vn

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Tuyên bố chung của Xã hội dân sự.

TUYÊN BỐ CHUNG CỦA XÃ HỘI DÂN SỰ NHÂN ĐỐI THOẠI NHÂN QUYỀN VIỆT-MỸ 

Song song với phiên đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 21, sáng nay (23/5), một số tổ chức xã hội dân sự, trong đó có Con Đường Việt Nam, Cây Xanh Việt Nam (Green Trees), Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo, NXB Giấy Vụn, NXB Trẻ Hà Nội, Nhật Ký Yêu Nước, v.v. đã ra một tuyên bố chung đánh giá về tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, kèm một số khuyến nghị.

Tuyên bố nêu rõ rằng một loạt nhân quyền căn bản vẫn bị vi phạm, đặc biệt là quyền tự do biểu đạt, quyền tụ tập ôn hòa (biểu tình), quyền tự do hiệp hội, và tự do tôn giáo/tín ngưỡng. Bên cạnh đó, bạo lực do nhà nước bảo kê gia tăng trong những tháng gần đây, với những vụ tấn công nhằm vào các nhà hoạt động ôn hòa, trong đó riêng chị Lê Mỹ Hạnh bị hành hung tới hai lần trong không đầy một tháng. Thủ phạm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và nạn nhân thì bị công an cản trở quyền tiếp cận luật sư.

Tuyên bố cũng nói tới việc nhà nước tích cực gây chia rẽ tôn giáo và sử dụng bộ máy truyền thông (cả chính thống và không chính thống) công kích cộng đồng tôn giáo, đặc biệt là những tín đồ Công giáo ở miền Trung – khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa môi trường. 

“Ngay khi những dòng này được viết ra, rất nhiều người hoạt động xã hội dân sự vẫn đang bị giam lỏng ở nhà, khi mà hàng chục nhân viên an ninh và côn đồ có bảo kê bao vây nhà họ nhằm ngăn cản mọi tiếp xúc của họ với phái đoàn Mỹ trong phiên đối thoại nhân quyền thứ 21”.

“Chỉ trong vòng bốn tháng đầu năm, công an đã bỏ tù 8 blogger ủng hộ dân chủ và đang truy nã hai người… Gần như tất cả những người bị bắt đều là tín đồ Công giáo. Điều này cho thấy một xu hướng nguy hiểm của việc chủ trương đàn áp cộng đồng Công giáo”.   

Các tổ chức ra tuyên bố khuyến nghị: Mọi sáng kiến hợp tác thương mại song phương giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ phải có những điều khoản ràng buộc rõ ràng về nhân quyền. Về phía chính quyền Việt Nam, phải thực hiện cải tổ luật pháp, chấm dứt tất cả các hình thức sách nhiễu nhằm vào người hoạt động ôn hòa, đồng thời, đảm bảo rằng các tù nhân lương tâm hiện nay không bị tra tấn hay bị đối xử hà khắc trong tù…

Bản tuyên bố chung được gửi đến Bộ Ngoại giao Mỹ và phái đoàn Hoa Kỳ tham dự phiên đối thoại, mà đứng đầu là bà Virginia Bennett, quyền Thứ trưởng phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động.

Asian lên tiếng về vụ CS Nghệ an bắt Hoàng Bình.

ASIAN lên tiếng về việc CS Nghệ An bắt Hoàng Đức Bình...



Việt Nam: Các nhà môi trường nhắm mục tiêu theo đuổi việc "lạm dụng quyền tự do dân chủ"

Người bảo vệ quyền con người Hoàng Đức Bình đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vì đã lợi dụng quyền tự do dân chủ sau khi ông tổ chức một cuộc biểu tình để đánh dấu một năm kể từ khi công ty sản xuất khổng lồ Formosa của Đài Loan gây ra thảm hoạ môi trường nghiêm trọng.

Theo tổ chức phi chính phủ NGO Frontlines Defenders, ông Hoàng Đức Bình bị kéo ra khỏi xe của ông và bị chính quyền Việt Nam bắt giữ tại tỉnh Nghệ An vào thứ Hai, trong cuộc tuần hành diễn ra vào đầu tháng 4, vào dịp kỷ niệm một vụ tràn chất thải độc hại từ Formosa thực vật.

Chính phủ đang buộc tội ông "chống lại người khi thực hiện nhiệm vụ của họ" và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ."

Hoàng Đức Bình sẽ bị giam giữ trong 90 ngày trong khi đang bị điều tra, gây lo sợ về việc bị đối xử bất công trong khi bị giam giữ.

Ông là một thành viên của Lao động Việt, một tổ chức của các nhóm lao động trong và ngoài nước Việt Nam đấu tranh cho quyền của người lao động, cũng như phong trào Path Path Việt Nam.

Một nhà hoạt động khác là Bạch Hồng Quyen vẫn đang bị nhà cầm quyền truy nã, phải đối mặt với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng" cho vai trò của mình trong cuộc biểu tình. Cả hai đều là những blogger năng động.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói rằng "các nhà hoạt động và các blogger bất đồng chính kiến ​​phải đối mặt với hành vi quấy rối và hăm dọa liên tục, bao gồm cả hành hung và phạt tù" trong chế độ cộng sản của Việt Nam, "không cho phép thách thức lãnh đạo của họ".

Vào năm 2015, ít nhất 40 blogger và nhà hoạt động nhân quyền đã bị đánh bại bởi các điệp viên mặc thường phục.

Frontline Defenders cho biết, một số nhà bảo vệ nhân quyền đã bị chính quyền Việt Nam "quấy nhiễu" để che đậy sự cố tràn dầu độc hại năm 2016, làm cho những ngư dân mất việc ở bốn tỉnh bằng cách giết chết một số lượng lớn cá chết.

Vào tháng 10 năm ngoái, một nhà hoạt động khác đã bị bắt vì sở hữu "tài liệu chống chính phủ" liên quan tới sự cố tràn dầu Formosa.

Những người bảo vệ biên giới đã kêu gọi Việt Nam "chấm dứt các mục tiêu bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam và đảm bảo trong mọi trường hợp họ có thể thực hiện các hoạt động nhân quyền hợp pháp của họ mà không sợ bị trả thù và ... quấy rối tư pháp".

Read more at https://asiancorrespondent.com/2017/05/vietnam-environmentalists-targeted-manhunt-abusing-democratic-freedoms/#aXFvcgSp1DxWtVzs.99

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Danh sách đợt 3 chế tài nhân quyền.

Mỗi danh sách đề nghị chế tài được chuyển đến chính phủ Hoa Kỳ không phải là một điều đơn giản mà là công sức của rất nhiều người làm việc kiên trì, bền bỉ, liên tục, thầm lặng theo những trình tự, tiêu chuẩn quốc tế trong một thời gian dài.


Mối hận ghi sâu trong lòng suốt ba năm tới nay mới bắt đầu được giải tỏa. Công an tỉnh Đồng Tháp đã bị đưa vào sổ phong quỷ. Công an tỉnh An Giang và Vĩnh Long nếu không biết dừng tay đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo thì chúng mày sẽ là mục tiêu kế tiếp.

http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1219-2017-05-21-20-30-01.html

Luật Magnitsky Toàn Cầu: BPSOS công bố danh sách 3 để đề nghị chế tài

Hồ sơ tiêu biểu cho chính sách đàn áp Phật Giáo Hoà Hảo

Hôm nay, BPSOS công bố danh sách thứ 3, gồm 10 giới chức chính quyền Việt Nam, để đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu. Các nhân vật trong danh sách này thể hiện sự đàn áp nhắm các tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo độc lập.

“Các đối tượng bị đàn áp gồm một số tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp, và một số nhà đấu tranh nhân quyền lên tiếng bảo vệ họ,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, phát biểu.

Cuộc đàn áp trong hồ sơ này kéo dài từ đầu năm 2014 đến nay.

Ngày 9 tháng 2, 2014, hàng trăm công an Huyện Lấp Vò phối hợp với công an Tỉnh Đồng Tháp dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Nguyễn Minh Thuấn, Giám Đốc công an tỉnh, đã phá hàng rào, phá cửa, xông vào bắt ông Nguyễn Bắc Truyển tại nhà hôn thê của ông là bà Bùi Thị Kim Phượng, một tín đồ PGHH ở Ấp Hưng Nhơn, Xã Long Hưng B, Huyện Lấp Vò. Công an không đưa ra lệnh bắt hay lệnh khám xét nhà.

Được tin Ông Truyển bị bắt, Bà Bùi Thị Minh Hằng đã cùng với 20 người khác lên đường đến Lấp Vò. Cách nhà bà Phượng khoảng 5 km, hàng trăm công an với sự chỉ huy trực tiếp của Thượng tá Lê Hoàng Dũng, phó trưởng công an Huyện Lấp Vò, Thiếu Tá Võ Văn Thuận và Trung Uý Nguyễn Văn Đông, đã chặn đoàn người và tấn công họ. Họ bắt cả 21 người về đồn công an. Trong thời gian 40 tiếng bị giam giữ, những người này bị thẩm vấn, tra tấn, bỏ đói, phơi nắng...

Công an huyện Lấp Vò thả 18 người và khởi tố Bà Bùi Thị Minh Hằng, Cô Nguyễn Thúy Quỳnh và Ông Nguyễn Văn Minh với tội danh "chống người thi hành công vụ", "gây rối trật tự công cộng".

Cùng lúc, công an đặt các trạm gác bao vây nhà bà Phượng để ngăn cản không cho đồng đạo PGHH đến thăm. Hàng đêm công an gác trước cổng nhà, chửi bới và ném đá vào nhà, mái nhà, ném bể bóng đèn điện... Công an còn đe dọa giết bà Phượng, người chị sống cùng nhà là bà Bùi Thị Kim Cam và con chó của gia đình.

Ngày 14 tháng 2, 2014, Bà Phượng trốn ra khỏi nhà và lẻn đi Sàigòn để đoàn tụ cùng người chồng tương lai.

Ngày 26 tháng 8, 2014, phiên tòa sơ thẩm, tòa án tỉnh Đồng Tháp đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng 3 năm tù giam, Cô Nguyễn Thúy Quỳnh 2 năm tù giam và Ông Nguyễn Văn Minh 2 năm 6 tháng tù giam. Bên ngoài, hàng trăm người bị bắt giữ khi đến tham dự phiên tòa. Họ gồm nhân chứng của những người bị kết án, thân nhân, các tín đồ PGHH, và các nhà hoạt động nhân quyền. Ngày 12 tháng 12, 2014, tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa Án Tối Cao Tỉnh Đồng Tháp đã tuyên y án sơ thẩm. Cả 3 người này nay đã mãn hạn tù.

“Tuy danh sách 3 đã được hoàn tất và chuyển cho Bộ Ngoại Giao từ cuối tháng 3, chúng tôi chọn thời điểm này để công bố nhằm nhấn mạnh đến tình trạng của các tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo độc lập ở Việt Nam,” Ts. Thắng nói.

Ngày 16 tháng 5, hai vợ chồng của một tín đồ PGHH ở tỉnh An Giang đã bị 8 côn đồ đánh trọng thương và phải nhập viên sau khi dự tang lễ của đồng đạo. Trước đó, ngày 3 tháng 5 tín đồ PGHH Nguyễn Hữu Tấn bị cắt cổ chết ở trại tạm giam của công an tỉnh Vĩnh Long.

Danh sách 3 đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu gồm có:

(1) Thiếu Tướng Nguyễn Minh Thuấn (sinh ngày 08/08/1959 ở Vĩnh Thạnh, Lấp Vò, Đồng Tháp) Giám Đốc Sở Công An Tỉnh Đồng Tháp. Ông là người chỉ thị cấp dưới thực hiện các hành vi đàn áp nhắm vào tín đồ PGHH. Ngày 27 tháng 2, 2014, Ông Thuấn đã lên đài truyền hình ANTV xác nhận đã ra lệnh bắt và áp giải Ông Nguyễn Bắc Truyển cho công an Sàigòn.

(2) Đại Uý Huỳnh Văn Thuận, Công An Huyện Lấp Vò: Ông Thuận đã điều động toán công an ném đá vào nhà Bà Phượng và hăm doạ giết bà Phương, chị của bà Phượng và con chó trong nhà.

(3) Đại Tá Nguyễn Thành Long, nguyên Trưởng Công An Huyện Lấp Vò (đến tháng 6, 2014)

(4) Thượng Tá Lê Hoàng Dũng, Phó Trưởng Công An Huyện Lấp Vò kiêm thủ trưởng cơ quan điều tra Huyện Lấp Vò.

(5) Thiếu tá Nguyễn Văn Chót - Mật vụ của Sở công an tỉnh Đồng Tháp, phụ trách an ninh khu vực xã Long Hưng B ((huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).

(6) Thiếu tá Võ Văn Thuận - Trưởng công an xã Long Hưng B (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp);

(7) Trung úy Nguyễn Văn Đông - Công an huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp), phụ trách an ninh xã Long Hưng B.

Các giới chức chính quyền dưới đây đã tiếp tay và toa rập với các hành vi đàn áp này khi quy chụp tội phi lý cho Bà Hằng, Cô Quỳnh và Ông Minh để kết án tù cho họ: tội đi xe 3 hàng để cản trở lưu thông, trong khi họ chỉ có 2 chiếc xe.

(8) Ông Nguyễn Thành Thơ - Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

(9) Ông Trần Văn Ngọc Vui - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

(10) Ông Nguyễn Hòa Bình - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cáo, nay là Chánh án Tòa án Tối cao.

Ông Truyển và Bà Phượng dự tính làm lễ cưới ngày 18 tháng 2, 2014. Công an tỉnh Đồng Tháp đã bắt và áp giải ông Truyển về Sàigòn để ngăn cản 2 người lấy nhau vì họ không muốn Ông Truyển, một cựu tù nhân lương tâm và một nhà đấu tranh nhân quyền, về sống ở Lấp Vò.

Thảm họa Formosa - 1 năm nhìn lại.


 Phần 1: THẢM HỌA VẪN TIẾP DIỄN  

1. Môi trường sau thảm họa

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thảm họa môi sinh trường này sẽ khiến toàn bộ hệ sinh thái khu vực biển miền Trung bị hủy hoại nghiêm trọng và mất vài chục cho đến hàng trăm năm mới có thể khôi phục được. Theo một phóng sự ngắn của báo Dân Việt và Sài Gòn Giải Phóng, rặng san hô trên vùng biển của tỉnh Quảng Bình đã bị hủy hoại hoàn toàn. Chưa có một đảm bảo về tính khoa học nào rằng biển đã an toàn trừ những phát ngôn không có cơ sở của một số lãnh đạo như ông Trương Hòa Bình, Mai Tiến Dũng. Liên tiếp nhiều lần xảy ra những vệt nước đáng nghi màu đỏ xuất hiện quanh khu vực Vũng Áng gần Formosa. Trong một nghiên cứu độc lập, nhóm Green Trees, một nhóm bảo vệ môi trường đã đưa ra kết quả xét nghiệm nước biển lấy từ biển Kỳ Hà, Kỳ Anh vào tháng 2/2017 cho thấy mức độ nhiễm độc là rất nguy hiểm. Gần đây nhất, sáng 4/4/2017, một vệt nước đỏ đáng nghi xuất hiện ngay cầu cảng Vũng Áng va  một số vùng biển khác ngay trong lúc đoàn kiểm tra môi trường của trung ương đang kiểm tra tại Formosa.  

Ngay khi nhận tiền bồi thường từ Formosa, Chính phủ đã tuyên bố rằng sẽ dùng số tiền đó vào việc làm sạch biển. Tuy nhiên đã một năm trôi qua, chưa thấy thông tin nào xác nhận rằng Chính phủ đã tiến hành việc khôi phục lại môi trường biển. 

Việc xử lý số lượng cá chết tại bờ biển cũng như xử lý hàng ngàn tấn hải sản nhiễm độc trong các kho đông lạnh cũng hết sức yếu kém. Hàng trăm tấn cá chết dạt bờ chỉ được đem chôn theo phương pháp thủ công. Hải sản nhiễm độc phần lớn không được tiêu hủy theo đúng phương pháp khoa học. Theo một bài báo trên Dân trí và Đại Đoàn Kết thì hàng trăm tấn sứa trữ tại các kho đông lạnh tại xã Thạch Kim và Thạch Bằng hiện đã hôi thối, bốc mùi nhưng chính quyền vẫn không hướng dẫn và hỗ trợ người dân tiêu hủy an toàn. Số sứa hư hại này vẫn đang bốc mùi hôi thối, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người dân địa phương. 

Những người ngư dân cũng khẳng định rằng số lượng tôm cá trên vùng biển họ đánh bắt đã giảm đáng kể so với năm trước. Không có một báo cáo nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề này, nhưng với số lượng cá chết năm ngoái không chỉ dạt vào bờ mà còn chết dưới đáy biển, thì sự giảm sút là không thể không xảy ra.   

Đã một năm trôi qua, những mối nguy hại về môi trường không những không được giải quyết mà mối lo ngại vẫn tiếp tục khi Formosa vẫn hoạt động. Theo dự kiến, khi đưa vào sản xuất, lượng chất thải đổ ra môi trường sẽ lớn hơn nhiều lần so với đợt chạy thử nghiệm gây ô nhiễm năm 2016.

2. Kinh tế

Theo báo cáo kinh tế - xã hội cuối năm vào ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thảm họa Formosa đã gây thiệt hại 0.3% GDP. Với 200 tỷ đô la Mỹ GDP trong năm 2016, ước tính thiệt hại chung cho nền kinh tế quốc dân năm ngoái là 600 triệu đô la Mỹ, nhiều hơn số tiền Chính phủ nhận bồi thường từ Formosa. Trước đó, vào tháng 7/2016, Chính phủ đã công bố thiệt hại sơ bộ về thảm họa này với hơn 200 000 lao động và 17 600 tàu cá bị ảnh hưởng; 9 triệu tôm giống bị chết; sản lượng khai thác du lịch chưa tới 50%, nhiều nơi chỉ còn 10-20%,…

Các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế và cả Nghệ An đều có những báo cáo thiệt hại riêng với những con số rất lớn. Trong báo cáo ở phiên họp Hội đồng nhân dân, Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thông báo rằng GDP của tăng trưởng ở mức -17.06%. Đối với một tỉnh mà thu ngân sách năm 2015 là hơn 10 ngàn tỷ thì đây là con số thảm họa. Tốc độ tăng trưởng của Quảng Bình chỉ đạt 4,2% so với mục tiêu 8%. Đối với Quảng Trị, báo cáo đưa ra là thiệt hại mỗi tháng 98 tỷ đồng. Thừa Thiên – Huế báo cáo thiệt hại là 988,5 tỷ đồng. Nghệ An, một tỉnh không được đền bù theo Quyết định của Chính phủ cũng đề nghị hỗ trợ 415 tỷ đồng. 

Hiện tại, với sự lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thủy hải sản so với năm trước chỉ còn ½ làm cho lợi nhuận từ việc đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản vô cùng hạn chế. Các dịch vụ du lịch, thương mại biển vẫn trong tình trạng hết sức bết bát. Các ngành nghề khác liên quan đến biển cũng tiếp tục bị ảnh hưởng theo. Theo thống kê sơ bộ, số lượng người thất nghiệp là 40 000 người, trong đó Hà Tĩnh là 24 500 người. Chính quyền dự định đưa số người này đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, việc xuất khẩu lao động đang gặp khó khăn vì nhiều thị trường xuất khẩu lao động như Hàn Quốc, Đài Loan hạn chế vì số lượng lao động xuất khẩu trốn ở lại với tỷ lệ cao. Vì vậy, người dân tìm cách qua Lào và Thái Lan lao động chui. Báo chí nhà nước đưa tin rằng đầu năm 2017, số lượng người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đổ xô đi làm hộ chiếu, với số lượng hơn 500 người mỗi ngày mỗi tỉnh. 

Ảnh hưởng về kinh tế của thảm họa Formosa không chỉ diễn ra trong năm 2016 mà chắc chắn còn ảnh hưởng không nhỏ đối với những năm tiếp theo. Báo cáo kinh tế- xã hội của các tỉnh miền Trung và cả nước quý 1/2017 so với cùng kì năm ngoái đều sụt giảm lớn. 

3. Chính trị

Thảm họa Formosa gây ra do sự quản lý, cấp phép và điều hành của Trung ương, địa phương đã được nhận định rõ ràng. Tuy nhiên, việc thông tin thiếu minh bạch, lập lờ cùng với việc xử lý cá nhân sai phạm chậm trễ, có dấu hiệu bao che đã khiến niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trở nên cạn kiệt. 

Thảm họa diễn ra từ đầu tháng 4/2016 với nhiều thông tin được người dân và báo chí đưa ra. Ngày 12/04, ông Đặng Ngọc Sơn trả lời báo chí rằng ăn cá an toàn trong khi cá vẫn chết hàng loạt. Ngày 27/4/2016, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên- Môi trường trả lời nguyên nhân cá chết là do thủy triều đỏ. Ngày 28/4, Chu Xuân Phàm, Phó Giám đốc đối ngoại của Formosa Hà Tĩnh trả lời Lan Anh, phóng viên VTC14 rằng : “Chọn thép hay chọn cá?” Hai sự việc này đã gây ra sự phẫn nộ công chúng. Hàng loạt các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Hà Nội, Sài Gòn, Nghệ An,…đã diễn ra. Tệ hại hơn, những cuộc biểu tình này chịu sự đàn áp quyết liệt tại Hà Nội và Sài Gòn làm sự dồn nén càng tăng cao. Thay vì dồn mục tiêu vào Formosa, những người biểu tình dồn sự phản ứng vào chính quyền khi họ cho rằng chính quyền đang thiếu minh bạch trong việc xử lý thảm họa và bao che cho Formosa. 

Mãi đến 3 tháng sau, ngày 30/06/2016, Chính phủ mới họp báo công bố thủ phạm chính là Formosa Hà Tĩnh đã xả thải gây ô nhiễm. 

Đồng thời tuyên bố đứng ra nhận 500 triệu đô la Mỹ tiền bồi thường từ Formosa. Tuyên bố này làm công luận thêm một lần dậy sóng vì họ cho rằng việc giải quyết thảm họa này tốn ít nhất vài trăm tỷ đô và số tiền 500 triệu đô la là quá ít. Việc phản ứng này hoàn toàn có cơ sở khi báo cáo cuối năm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng thảm họa đã làm mất đi 0.3% GPD. Với khoảng 200 tỷ đô la GDP năm 2016, thì số thiệt hại riêng trong năm là 600 triệu đô la, hơn số tiền Chính phủ nhận từ Formosa. Trong khi đó, chưa tính đến số tiền bồi thường cho người dân, chi phí hành chính để phục vụ quá trình bồi thường, chi phí làm sạch biển cũng như những thiệt hại còn tiếp diễn cho những năm sau đó. Số tiền 500 triệu đô la mà Chính phủ nhận từ Formosa trở thành một chủ đề công kích và đàm tiếu từ người dân khi Chính phủ không hề tính đến thiệt hại cũng như tham khảo ý kiến người dân và chuyên gia. Người dân đã đặt nghi ngại về khả năng lãnh đạo, điều hành của nhà nước khi nhận một số tiền quá ít cho một vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà thủ phạm gần như chỉ đưa một số tiền ít ỏi và phủi tay khỏi mọi trách nhiệm.

Sau khi nhận tiền từ Formosa, Chính phủ tuyên bố sẽ tiến hành bồi thường xong cho người dân trong tháng 8/2016. Tuy vậy, lời hứa chuyển sang tháng 10, rồi tháng 12 và bây giờ tiếp tục hứa đến 6/2017. Quá trình bồi thường hết sức chậm chạp cũng như người dân nhiều nơi cho rằng việc bồi thường không đảm bảo công bằng đã khiến tình hình chính trị tại các địa phương trở nên hỗn loạn. Hàng loạt các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra liên tục từ tháng 10 cho đến tận hôm nay 4/2017. Người dân liên tục biểu tình yêu cầu bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng tại các địa phương như tại Quảng Trạch ( Quảng Bình), Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Phương, Kỳ Nam ( TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã làm giao thông nhiều lần bị đình trệ trong nhiều giờ. Các cơ quan hành chính cấp xã, huyện và tỉnh gần như ngày nào cũng có người dân tập trung lên đòi tiền bồi thường. Tình hình nghiêm trọng đến mức ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh phải ra văn bản yêu cầu và quy trách nhiệm cho các huyện, xã không được để người dân kéo lên UBND tỉnh đòi tiền. Tuy vậy, tình hình khiếu nại bồi thường vẫn không hề giảm sút dù rằng trên phương tiện truyền thông Trung ương và địa phương cho rằng người dân gần như đồng tình với việc bồi thường. Ngày 3/4/2017, hàng ngàn người dân tại 2 xã Thạch Bằng và Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã chiếm lấy UBND huyện Lộc Hà để yêu cầu bồi thường. Cùng ngày hôm đó, người dân tại Kỳ Phương, Kỳ Nam ( TX Kỳ Anh) biểu tình và làm tắc nghẽn giao thông trên Quốc lộ 1A hơn 6 giờ đồng hồ tại khu vực Đèo Con, TX Kỳ Anh. Với tình hình này, tình trạng phản đối, khiếu nại việc bồi thường sẽ vẫn tiếp diễn và bức xúc của người dân càng ngày càng lớn hơn vì khả năng xử lý hành chính, đối thoại của địa phương với người dân trong việc bồi thường thực sự có vấn đề nghiêm trọng.

Trong khi đó, tại Nghệ An, một tỉnh không nằm trong danh sách bồi thường của Chính phủ, thì yêu cầu hỗ trợ từ cấp tỉnh lên Trung ương không được chấp thuận. Ngư dân bị thiệt hại không hề nhận được bồi thường. Vì vậy, họ tiến hành thủ tục khởi kiện dân sự Formosa Hà Tĩnh ra Tòa án nhân dân TX Kỳ Anh, nơi Formosa đặt trụ sở. Tuy vậy, chính quyền tìm cách không thụ lý vụ kiện này. 506 lá đơn của người dân xã An Hòa( Quỳnh Lưu) đã bị Tòa trả lại với lý do không hề chính đáng. Hơn 1000 người dân khác tại 3 xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thọ và Sơn Hải ( Quỳnh Lưu) khi trên đường di chuyển vào Kỳ Anh để nộp đơn kiện thì bị ngăn chặn và đàn áp bằng bạo lực tại Diễn Châu. 

Thảm họa Formosa gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng môi trường hiện tại và tương lai;  cùng với đó là cách xử  lý thiếu minh bạch, yếu kém và thiếu sự tôn trọng người dân; cùng với mối nghi ngờ về sự bao che đã khiến cho tình hình chính trị tại các tỉnh bị ảnh hưởng trở nên rất mất ổn định. Chính phủ cũng không hề công khai cụ thể 53 lỗi của Formosa là gì khiến cho sự nghi ngờ luôn tồn tại. Chưa khi nào khả năng điều hành, quản lý của chính quyền bị người dân đánh giá tệ hại và niềm tin vào Đảng Cộng sản Việt Nam đi xuống trầm trọng như hiện nay. Chỉ dấu cho sự thay đổi tích cực không hề tồn tại khi chính quyền vẫn không nhận ra sai lầm cũng như thay đổi một cách triệt để thói quen điều hành đất nước như hiện nay.  

5.4.2017

Các nguồn số liệu lấy từ các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội các địa phương và trung ương. 
Một số nguồn lấy từ báo chí nhà nước. 
(Phần 2: SAU THẢM HỌA CÁ CHẾT, LÀ THẢM HỌA TIỀN BỒI THƯỜNG)

Hiến pháp là trò đùa ?

Cục Nghệ thuật biểu diễn mới đây cấp phép phổ biến rộng rãi nhiều bài hát trong đó có Quốc ca. Đây là một sự kiện pháp lý quan trọng.

Khoản 3 Điều 13 của Hiến pháp 2013 quy định rằng:

"Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca."

Như vậy, kể cả khi một điều khoản đã được Hiến pháp ghi nhận và/hoặc quy định, việc thực thi nó vẫn cần phải được một cơ quan có thẩm quyền công nhận và cấp phép.

Với quan niệm đó, nên mặc dù Điều 25 của Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền biểu tình của công dân, việc biểu tình có vẻ vẫn bị hạn chế với lý do chưa có luật quy định cụ thể để cho phép.

Đây là một quan niệm và tiền lệ pháp lý rất đáng chú ý. Từ đó chúng ta xét tiếp các điều khoản khác.

Chẳng hạn, Khoản 1 Điều 4 của Hiến pháp 2013 quy định về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:

"Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội."

Cho đến nay, trên thực tế, vẫn chưa có bất kỳ luật nào quy định cụ thể hay cơ quan có thẩm quyền nào cấp phép cho Đảng Cộng sản Việt Nam thực thi quyền lãnh đạo đó.

Vì vậy, căn cứ vào quan niệm và tiền lệ pháp lý nêu trên, có thể kết luận rằng: (1) sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cho đến nay là bất hợp pháp, và (2) sự lãnh đạo bất hợp pháp đó nếu vẫn ngang nhiên diễn ra mà chưa được cấp phép hoặc xử lý theo pháp luật, thì đơn thuần là sự tiếm quyền không hơn không kém.

Trên đây là ý kiến phân tích pháp lý dưới góc độ luật pháp thuần tuý.

(FB luật sư Lê Công Định; ảnh: Internet)

Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017

Hồ chí Minh là điệp viên Tàu đánh tráo Nguyễn ái quốc !

NGHI VẤN CHIỀU CAO CỦA NHỮNG NGƯỜI MANG TÊN HỒ CHÍ MINH

Theo tài liệu đảng CSVN thì Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành hay Nguyễn Sinh Cung bị bắt ở Hồng Kông vào ngày 6-6-1931 và được thả ngày vào tháng 2-1933.

Theo FB của anh Hoàng Ngọc Diêu, tài liệu về chiều cao Nguyễn Ái Quốc (lúc bị bắt tại Hồng Kông) do anh lấy được trong tài liệu "The legal case of Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) in Hong Kong, 1931-1933". Thời đó, cảnh sát Anh ghi nhận Nguyễn Ái Quốc chỉ cao 1m62.


Nhưng chiều cao nầy thay đổi bất thường khi ông sang Ấn Độ, chiều cao của Hồ Chí Minh là 1.62m, trong khi đó chiều cao của Jawaharlal Nehru là 5' 10" (1.78 m) mà Hồ Chí Minh đứng gần bằng. (Xem hình)

HÌNH ẢNH KHÔNG NÓI DỐI

Một sự kiện tấm hình khác, chứng minh "Mao Trạch Đông cao 1m80, Nguyễn Ái Quốc cao 1m62, Mao cao hơn Nguyễn Ái Quốc xấp xỉ 2 tấc.

Hình này Mao đứng đối diện với Hồ. Cho thấy, đầu sọ người từ chỏm đầu cho đến cằm là khoảng 220mm (cho người Á Châu trung bình). Nếu Nguyễn Ái Quốc cao 1m62 thì đầu sọ không thể dài hơn 220mm nhưng trong hình, khoảng cảch chiều cao giữa Hồ và Mao chỉ khoảng 55mm là tối đa."

Căn cứ minh xác theo nhiều tấm hình thì chiều cao của Hồ Chí Minh bị tăng bất thường, khi bị cảnh sát Hồng Kông bắt thì nhân vật HCM được đo là cao 1 mét 62, nhưng những hình ảnh sau nầy, chiều cao của HCM tăng thành 1 mét 75 !!! (Xem hình)

Nếu nhân vật Hồ Chí Minh sau này KHÔNG phải Nguyễn Ái Quốc, thì ông ta là ai???

Ông Hồ là người Tàu hay người Việt, vấn đề nầy chưa nói tới, tuy nhiên nếu chiều cao của một con người bị tăng bất tử thì chắc chắn là nhân vật NGUYỄN ÁI QUỐC không phải là nhân vật HỒ CHÍ MINH sau nầy.

Trên thế giới có rất nhiều chuyện nầy đã từng xảy ra, dùng người để thế vai VUA, vai TƯỚNG là chuyện rất thường trong lịch sử.

Tại nước Nhật, ông tướng Kagemusha năm 1575, trước khi chết cũng kiếm được một người ăn trộm đóng thế vai cho ông, nhờ vậy trong 3 năm đóng thế vai quân địch không dám tấn công vì nghĩ là tướng Kagemusha vẫn còn sống.

Trong thời đại nhà Thanh, vua Ung Chính, Hoàng đế Trung Hoa cũng giả dạng thành nhiều người khác nhau.

Chuyện giả trong lịch sử nước ta cũng có nói tới vấn đề Lê Lai đổi áo giả làm Lê Lợi...

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Nga Seabank - con dâu Lê Duẩn cướp đất vàng !

AI ĐỠ ĐẦU CHO NGUYỄN THỊ NGA ( con dâu Lê Duẩn )  HỐT ĐẤT VÀNG Ở HÀ NỘI ? 

Người Buôn Gió

 Ngày 19 tháng 10 năm 2016, một ngày sau khi đưa bài báo đặt câu hỏi nữ đại gia Nguyễn Thị Nga lặng lẽ thâu tóm bao nhiêu tài sản nhà nước trên tờ báo do mình làm tổng biên tập, ông Võ Đăng Thiên tổng biên tập tờ báo điện tử Infonet và ông Phạm Thanh bị đình chỉ chức vụ. Quyết định do bộ trưởng Trương Minh Tuấn ký.

Trong nội dung bài báo có đặt câu hỏi nghi vấn về những mờ ám của Nguyễn Thị Nga khi mua một loạt những tài sản của doanh nghiệp nhà nước một cách lặng lẽ không phải qua đấu giá công khai. Trong khi việc bán tài sản nhà nước công khai qua đấu giá đã thu về số tiền đúng với giá trị thực tại của tài sản, chẳng hạn như khách sạn Kim Liên  giá ban đầu là 122 tỷ, qua đấu giá thu về 1000 tỷ.

Khách sạn Thắng Lợi có tổng diện tích 4,5 ha, nằm ven hồ Tây , địa điểm đắc địa bậc nhất về ngành khách sạn ở Hà Nội được chuyển giao vào tay Nguyễn Thị Nga  và Nguyễn Thị Nga làm chủ tịch công ty cổ phần khách sạn Thắng Lợi. Khi dư luận xôn xao nghi vấn tại sao Nguyễn Thị Nga lại dễ dàng có hơn 30% cổ phần ở khách sạn Thắng Lợi, được lý giải rằng đó là qua góp vốn?

Góp vốn để có cổ phần hay mua cổ phần thì khác gì nhau? Mua cổ phần sẽ phải công khai bán trên thị trường, như thế giá cả sẽ do thị trường quyết định dễ dẫn đến trường hợp như khách sạn Kim Liên từ 122 tỷ thành 1000 tỷ. Còn góp vốn thì chỉ có hai bên thoả thuận với nhau. Ai đã dung túng và làm ngơ cho Nguyễn Thị Nga thực hiện giao dịch mờ ám này để thâu tóm khách sạn Thắng Lợi với giá rẻ mạt qua trò góp vốn?

Và tại sao khi tờ Infonet đặt câu hỏi trên, thế lực nào đã xui bộ trưởng Trương Minh Tuấn cắt chức họ, để rồi từ đó đến nay không ai dám nhắc đến tên vị nữ đại gia đây quyền lực này?

Một thương vụ nữa sẽ đem lại cho Nguyễn Thị Nga hàng ngàn tỷ, đó là khi Nga đang nắm giữ 11% cổ phần ở Intimex Việt Nam và là chủ tịch hội đồng quản trị, Nga đã lợi dụng vị trí của mình đển bán 34% cổ phần Intemex cho BRG Group.

BRG Group của ai, nó hoàn toàn của gia đình Nga và chính Nga làm chủ tịch.

Intimex Việt Nam làm ăn be bét, mỗi năm chỉ lãi được hơn trăm triệu trong khi sở hữu 2800 mét đất kim cương ở cạnh Hồ Gươm. Nếu không phải làm ăn gì,  chỉ cho thuê chỗ đất này thì tiền thu về một mét đất theo giá thị trường trung bình cũng 10 triệu một năm. Tức chỉ cần Intimex dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thị Nga cho thuê 15 mét đất trên tổng số 2800 mét đất cũng đủ thu về số lãi kia mà chẳng cần phải làm gì cả. Nhưng tại sao Nguyễn Thị Nga không tính đến chuyện cho thuê như vậy?

Đơn giản Intimex là công ty có nhiều cổ phần vốn nhà nước, trước tiên Nga bỏ tiền mua11% cổ phần để giành quyền làm chủ tịch, sau đó mới tìm cách bán cổ phần Intimex cho công ty của nhà Nga. Khi chiếm làm chủ được rồi, khi đó Nga mới tính chuyện làm ăn khác, chẳng hạn như dự định xây khách sạn hạng sang trên khu đất kim cương này.

Đấy là lý do vì sao khi Công Ty Đầu Tư Kinh Doán Vốn Nhà Nước đưa Intimex ra bán gần 49% trên thị trường không ai mua, vì nếu mua intimex đang làm ăn lỗ như vậy thì chẳng ai muốn mua. Mua để chuyển đổi sang dự án khác làm khách sạn thì lại phải có quan hệ với thành phố Hà Nội, nếu không tiền đắp chiếu để đó chẳng ích gì.

Khi Nguyễn Thị Nga mua xong Intimex thì thành uỷ Hà Nội cho phép Nga được xây khách sạn tại khu đất kim cương ven hồ số 22 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm. Phó chủ tịch Nguyễn Thế Hùng đã được sự chỉ đạo của thành uỷ Hà Nội để ban hành văn bản số 5584/VP-ĐT quy hoạch kiến trúc xây khách sạn ở 22-32 Lê Thái Tổ để tạo điều kiện cho khách sạn này được sớm xây dựng.

Với khách sạn Thắng Lợi khi thâu tóm vào tay, Nguyễn Thị Nga ký cho Hilton làm quản lý.

Có vô vàn những vụ Nguyễn Thị Nga thâu tóm tài sản nhà nước dễ dàng với giá rẻ mạt, sau đó dễ dàng được tạo điều kiện để chuyển đổi mục đích kinh doanh hay thay đổi quản lý kinh doanh.

Phải chăng có những thế lực đã chung cổ phần với Nguyễn Thị Nga? Thế lực này mặc kệ cho những cơ sở kinh doanh của nhà nước lỗ vốn trì trệ với cách hoạt động điều hành lỗi thời. Rồi để tay chân đứng ra mua lại cổ phần, sau đó chúng tao điều kiện ban hành những quy định để tay chân chúng dễ dàng chuyển hướng kinh doanh. Ví dụ như miếng đất nhà nước ở vị trí đẹp cứ để phí phạm vào việc trông xe, nhưng khi đã được chuyển giao vào tay chân sẽ được cấp phép làm khách sạn, trung tâm văn phòng.

Nếu không có những tác động chính sách đằng sau trợ giúp như thế, liệu Nguyễn Thị Nga có trở thành được bà trùm bất động sản giàu có bậc nhất Việt Nam hay không? Đương nhiên là không, một kẻ khác mua Intimex sẽ đứt ruột nhìn đồng vốn chết chìm trong khu đất vô giá trị nằm im lặng, nhưng vào tay Nga đất ấy mới thành kim cương thực sự giá trị.

Việc mua rẻ một loạt chuỗi nhà hàng, khách sạn đắc địa ở Hà Nội của Nguyễn Thi Nga dễ dàng từ hơn chục năm qua, không thể nói không có bàn tay của thành uỷ Hà Nội, không thể không có những tác động cao từ những uỷ viên bộ chính trị liên quan đến Hà Nội.

Những kẻ đứng đằng sau tiếp tay cho Nga mua rẻ mạt đất đai nhà nước, rồi ưu ái ban cho Nga những chính sách phát triển chính là cặp Nguyễn Phú Trọng, Phạm Quang Nghị. Sẽ không có gì lạ khi thấy công cuộc chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng không bao giờ thấy nhắc đến người đàn bà giàu có bằng những hành động mờ ám cướp tài sản nhà nước này.

Và càng không lạ hơn, một ngày nào đó trong danh sách cổ phần của tập đoàn BRG Goup của Nguyễn Thị Nga xuất hiện tên của con dâu hay con rể Nguyễn Phú Trọng.

Người Buôn Gió
Nguồn: nguoibuongio1972.blogspot.com

Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Dân tố cáo quan Khánh Hoà !

Đơn tố cáo ông phó chủ tịch TP Cam Ranh coi thường tính mạng ngư dân
Cam Phúc Bắc, ngày 08/05/2017
Đơn tố cáo
(V/v: - Ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó Chủ tịch thành phố Cam Ranh coi thường pháp luật, coi thường tính mạng của ngư dân phường Cam Phúc Bắc. Bao che cho hai Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh thuê giang hồ đàn áp nhân dân và việc khai thác cát Vịnh Cam Ranh tại phường Cam Phúc Bắc trái pháp luật làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân tại đây)

Kính gửi: 

- Bí thư tỉnh ủy tỉnh Khánh Hoà;
- Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà;
- Giám đốc sở TN&MT tỉnh Khánh Hoà;
- Giám đốc CA tỉnh Khánh Hoà;
- Bí thư thành uỷ TP Cam Ranh;
- Chủ tịch UBND TP Cam Ranh;
- Trưởng phòng TN&MT TP Cam Ranh;
- Trưởng CA TP Cam Ranh;
- Bí thư phường Cam Phúc Bắc;
- Bí thư phường Cam Phúc Bắc;
- Chủ tịch UBND phường Cam Phúc Bắc;
- Trưởng CA phường Cam Phúc Bắc;
- Bộ tư lệnh vùng 4 Hải Quân Cam Ranh;
- Bộ đội biên phòng vùng 4 Hải Quân;
- Đài phát thanh truyền hình KTV Khánh Hoà;

Đồng kính gởi:

- TBT ông Nguyễn Phú Trọng;
- Chủ tịch quốc hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân;
- Chủ tịch nước ông Trần Đại Quang;
- Thủ tướng chính phủ ông Nguyễn Xuân Phúc;
- Tổng thanh tra chính phủ ông Phan Văn Sáu;
- Bộ trưởng bộ CA ông đại tướng Tô Lâm;
- Thanh tra bộ CA ông trung tướng Nguyễn Văn Lưu;
- Bộ trưởng bộ quốc phòng ông đại tướng Ngô Xuân Lịch
- Thanh tra bộ quốc phòng ông thiếu tướng Phạm Văn Hưng;
- Các cơ quan báo chí;
- ........................................

Chúng tôi gồm:

1. Phan Thị Hồng - Sinh năm: 1970

Số CMND: 220716417 cấp ngày: 19/08/2014 tại CA tỉnh Khánh Hòa.

2. Nguyễn Chiến - Sinh năm: 1981

Số CMND: 225172645 cấp ngày:10/06/2015 tại CA tỉnh Khánh Hòa. 

Đại diện cho bà con phường Cam Phúc Bắc, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa kính trình lên Quý cấp sự việc cần giải quyết khẩn cấp như sau:

Chúng tôi đã nhiều lần làm đơn kêu cứu khẩn cấp gửi đến Các cơ quan chức năng có thẩm quyền của thành phố Cam Ranh- tỉnh Khánh Hòa- Trung ương để yêu cầu xử lý sự việc Công ty Cái Thép và Môi Trường Xanh khai thác cát biển Vịnh Cam Ranh tại phường Cam Phúc Bắc không có giấy phép gây thiệt hại đến tài sản ngư dân.

Nhân dân chúng tôi đang chờ sự giải quyết của Các cấp lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và thành phố Cam Ranh về việc đền bù những thiệt hại do Công Ty Cái Mép và Môi Trường Xanh gây nên nhưng đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm và giải quyết hợp tình hợp lý cho bà con ngư dân chúng tôi.

Văn bản số 1201/UBND-NC ngày 18/4/2017 (không có tên) của ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó Chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh đã ký “V/v trả lời đơn kiến nghị của các công dân phường Cam Phúc Bắc”. 

Nội dung thứ nhất: “ …Việc xô xát giữa công nhân của Công ty Cổ phần đầu tư Cái Mép và người dân địa phương xảy ra vào ngày 10/3/2017 là hành động bộc phát, tự vệ của công nhân đang thi công…“, “… người dân xâm phạm trái phép vào vùng nước cấm thuộc Vùng 4 Hải quân quản lý…”. Đây hoàn toàn là lời vu khống cho bà con ngư dân chúng tôi. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó Chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh không có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ việc, sự việc chúng tôi đã trình bày rõ trong đơn kiến nghị ngày 17/3/2017, có hình ảnh đính kèm và video chứng minh.

Người dân chúng tôi vô cùng bức xúc đến tột độ khi có một ông phó Chủ tịch thành phố được dân bầu lên như thế. Khi có sự việc ảnh hưởng đến quyền lợi, sự sống còn (ảnh hưởng đến mạng người) của ngư dân, khi dân có đơn kêu cứu và kiến nghị khẩn cấp. Ông Nguyễn Ngọc Sơn không nắm bắt tình hình thực tế, thu nhập chứng cứ, đối chất với các bên có liên quan đến vụ việc đã “Vội vàng, nhanh nhạy” cho ngư dân chúng tôi là sai tự ý đi vào vùng nước Quân sự ? Phía Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh tiến vào khu vực nuôi trồng của ngư dân, cho côn đồ dùng hung khí: mã tấu, dao, búa... đuổi đánh dân, Bộ đội Vùng 4 thì bảo kê cho côn đồ cát tặc. Ông Nguyễn Ngọc Sơn bảo đó “...là hành động bộc phát, tự vệ của công nhân đang thi công ..”. Chúng tôi đâu có bầu người bảo vệ cho côn đồ giết người dân lương thiện chỉ biết lao động cật lực để kiếm chén cơm manh áo sống qua ngày ? Chúng tôi muốn sống yên ổn, sống trong một đất nước có thực thi pháp luật.

Nội dung thứ hai: UBND thành phố Cam Ranh, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh khai thác cát không dùng hóa chất tẩy rửa, không làm thủy sản nuôi trồng như: tôm, cá, sò, tu hài… của bà con ngư dân bị chết.

Thứ nhất, từ trước đến nay khi chưa có Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh khai thác cát tại phường Cam Phúc Bắc thì việc nuôi trồng thủy sản tôm, cá, sò, tu hài… của bà con có chết hàng loạt trong thời gian dài như vậy không?

Thứ hai, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng không có việc Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh dùng hóa chất xử lý, tẩy rửa cát không có cơ sở. 

Thưa ông Nguyễn Ngọc Sơn! Ông và các ban ngành các cấp có kiểm tra, xem xét kỷ lưỡng chưa, có khánh quan không ? Nếu vì lợi ích, bảo vệ quyền lợi cho người dân chúng tôi thì Các cấp chính quyền thành phố Cam Ranh và tỉnh Khánh Hòa phải có yêu cầu đánh giá tác động môi trường, thường xuyên kiểm tra độ an toàn của nước biển tại điểm khai thác cát và vùng lân cận. Có như vậy Các cấp chính quyền địa phương mới làm việc khách quan sống vì dân. Ngược lại Các cấp chính quyền phường Cam Phúc Bắc; thành phố Cam Ranh và tỉnh Khánh Hòa không quan tâm đến nguồn nước trong đó mấy trăm hộ ngư dân phường Cam Phúc Bắc đang nuôi trồng thủy sản hàng chục năm nay. Các cấp chính quyền tiếp tay cho bọn cát tặc khai thác cát trái pháp luật dùng hóa chất xử lý, tẩy rửa cát gây ô nhiểm nặng môi trường sinh thái biển làm thủy sản nuôi trồng như tôm, cá, sò, tu hài… của ngư dân chúng tôi chết hàng loạt. Lộng hành hơn Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh cho xà san tiến tới khu vực bà con nuôi trồng thủy sản để khai thác cát còn thuê côn đồ, xã hội đen tấn công ngư dân chúng tôi.

Nội dung thứ ba: UBND thành phố Cam Ranh, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng chưa có chỉ đạo của cấp trên nên chưa thể yêu cầu Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh dừng dự án khai thác cát. Ông Sơn cho rằng: " …Qua kiểm tra, Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Môi Trường Xanh đã tạm dừng thi công từ năm 2015 đến nay… và không có bất cứ hoạt động nào thực hiện nạo vét trong vùng Dự án."

Việc người dân chúng tôi đem cá chết đến UBND phường Cam Phúc Bắc (năm 2015).

Việc Bộ đội Vùng 4 đâm chìm ghe của ngư dân phường Cam Phúc Bắc (năm 2015).

CV 326/TDTW ngày 18/01/2016 chúng tôi đến Trụ sở tiếp công dân tại Hà Nội… là không có cơ sở pháp lý của việc đang hoạt động khai thác cát trái pháp luật của Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh?

Việc Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh tiến hành khai thác cát Vịnh Cam Ranh tại phường Cam Phúc Bắc gây thiệt hại quá lớn cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản làm tôm, cá, sò… chết đưa ngư dân chúng tôi đến cảnh khốn đốn nợ nần chồng chất. Người dân chúng tôi hiện nay sức chịu đựng đã đến giới hạn cuối cùng, chúng tôi yêu cầu Các cơ quan chức năng giải trình một cách cụ thể, toàn diện trên cơ sở khoa học và hoàn toàn khách quan. Mọi sự giải thích, trình bày vòng vo và thiếu các yếu tố nêu trên của CV số 1201/UDND-NC ngày 18/4/2017 ông Nguyễn Ngọc Sơn đã ký người dân chúng tôi không tán thành và hoàn toàn không tin cậy.

Cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân, vì dân, Nhà nước là của dân nhưng lúc nào người dân chúng tôi cũng chịu thiệt thòi, cứ có tranh chấp là dân đều sai. Vậy người dân chúng tôi có nên tin vào Đảng và Nhà nước đang tuyên truyền không?

Chúng tôi đã nhiều lần gởi đơn đến Các cơ quan chức năng từ Trung ương, tỉnh Khánh Hòa, thành phố Cam Ranh. Nhưng đến nay bà con chúng tôi chưa nhận được tiền bồi thường thiệt hại việc chết tôm, cá, sò… do Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh khai thác cát gây ra. Và chưa thấy có biện pháp xử lý đúng pháp luật đối với hai Công ty này.

Việc Các cấp chính quyền tỉnh Khánh Hòa cho Công ty Cái Mép và Môi Trường Xanh khai thác cát trái pháp luật, gây ô nhiễm nặng đến môi trường biển đưa ngư dân chúng tôi đến nghèo đói, nợ nần. Hủy hoại hệ sinh thái biển, đe dọa sự sinh tồn của sinh vật biển đưa đến tương lai việc sạc lở bờ của các hộ dân sống ven biển. Đừng để thế hệ mai sau phải trả giá cho việc làm sai trái của thế hệ đi trước để rồi con cháu ta phải gánh hậu quả của chúng ta để lại.

Cam Ranh là một Vịnh nổi tiếng trên thế giới, với tốc độ hủy hoại như hiện nay thì Vịnh Cam Ranh sẽ không còn giữ được nguyên trạng như báo chí thế giới thường khen ngợi.

Bao đời nay ông, cha chúng tôi bám biển mà sống. Biển chết là ngư dân chúng tôi sẽ chết…

Nay chúng tôi làm đơn tố cáo này trình lên Quý cấp khẩn trương tiến hành điều tra, xác minh rõ và trả lời cho nhân dân chúng tôi theo đúng pháp luật.

Chúng tôi thành xin thành thật cám ơn!

Đính kèm:

- Đơn kêu cứu khẩn cấp ngày 25/11/2015
- Đơn đề nghị giải quyết khẩn cấp (Lần 2) ngày 17/01/2016
- Đơn đề nghị giải quyết khẩn cấp (Lần 3) ngày 18/02/2016
- Đơn yêu cầu và kiến nghị khẩn cấp (lần 4)ngày 20/03/2017
- Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại (lần 5) ngày 04/04/2017
- CV số 326/TDTW ngày 18/01/2016 TRụ sở tiếp công dân Trung ương.
- QĐ số 1821/QĐ-UBND tỉnh Khánh Hòa, ngày 16/7/2014
- CV số 5531/UBND-KT UBND tỉnh Khánh Hòa, ngày 24/08/2015
- QĐ số 1970/QĐ-BTL Bộ tư lệnh Hải quân, ngày 04/03/2014
- CV số 1760/CV-V4 Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân, ngày 28/10/2014
- CV số 1201/UBND-NC của UBND thành phố Cam Ranh, ngày 18/4/2017

Đồng ký tên:
....

Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Ma fia Vũ nhôm là ai ?


Công Lý: Ông chủ thực sự của Novaland là ai?


Ai cũng đã biết, Phan Văn Anh Vũ, hư truyền Vũ nhôm là sĩ quan tình báo hay gọi là “tình báo viên” với biệt danh “AV75”, thuộc biên chế Cục B61, còn gọi là Cục Tình báo Bất hợp pháp, Tổng cục V, Bộ Công an với quân hàm Thượng tá.

Ảnh 2: Tình báo viên AV75 đi đâu cũng dằn lên mặt bàn đối tác tấm thẻ công an kèm theo khẩu súng ngắn CZ 92

Quá khứ của tình báo viên AV75 có nhiều điểm lạ, ngày 23/2/2011, khi mới khởi nghiệp, Vũ nhôm sử dụng tên anh trai là Phan Văn Anh Quốc để ký hợp đồng nhận chuyển nhượng hai lô đất tại Khu đô thị mới Hòa Hải 1-3, tổng diện tích 120 nghìn m2 với giá trị chuyển nhượng trên 1.083 tỷ đồng của công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà Sudico. Ông Nguyễn Văn Tiến sinh năm 1969, người được ủy quyền để thực hiện thương vụ giao dịch đã tố cáo đến cơ quan chức năng việc bị Vũ nhôm lừa đảo, chiếm đoạt 30 tỷ đồng từ thương vụ trên, tuy nhiên vụ việc được chuyển thành “tranh chấp dân sự” và khi báo chí vào cuộc chỉ được Công an Đà Nẵng trả lời “vụ việc đang trong quá trình điều tra”, đến nay vẫn chưa có kết luận chính thức.
Chưa hết, trong bản thông báo mà Thanh tra Chính phủ công khai ngày 17/01/2013 về việc quản lý, sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng cũng nêu rõ về một sai phạm khác liên quan trực tiếp đến Vũ nhôm: “Khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng. Năm 2006, UBND thành phố chuyển nhượng cho ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc, với tổng giá trị hợp đồng là 84 tỷ đồng. Đến năm 2008, ông Hải và bà Ngọc không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng là 581 tỷ đồng, thu chênh lệch 495 tỷ đồng. Năm 2009, ông Phạm Đăng Quan lại tiếp tục chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Đầu tư địa ốc ô tô Phương Trang với giá là 585 tỷ đồng. Hiện trạng khu đất vẫn bỏ trống, chưa được đầu tư”. Tuy nhiên, chính quyền Đà Nẵng cho rằng Phan Văn Anh Vũ chỉ là “người đứng ra” chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Hải, bà Ngọc theo hợp đồng ủy quyền nên không liên quan đến sai phạm trên.

Thế mà đến nay, chỉ bằng tấm thẻ công an và khẩu CZ 92 cùng với pháp nhân của hàng tá doanh nghiệp được dán mác “bình phong” của Tổng cục Tình báo Việt Nam (công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79, công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79, công ty TNHH I.V.C, công ty TNHH Minh Hưng Phát, công ty Cổ phần Xây Dựng 79, công ty Cổ phần Đầu tư Nhất Gia Phúc, công ty Cổ phần Bất động sản Lighthouse Tuyên Sơn, công ty TNHH Đầu tư Memory…), tình báo viên AV75 đã được chính quyền địa phương, đặc biệt là Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh dành cho nhiều ưu đãi theo tiêu chuẩn an ninh, quốc phòng. Chưa hết, tình báo viên AV75 đã phối kết hợp cùng tình báo viên NQ82 (Bùi Cao Nhật Quân - đại thiếu gia của Novaland, người đang nổi đình nổi đám với biệt danh “new sex idol”) để tạo thành “nhóm lợi ích”, tiến hành thâu tóm dồn dập các dự án kinh tế, đặc biệt là bất động sản và tài chính, ngân hàng khiến giới đầu tư tài chính phải than trời về việc tổ hợp này “ăn hết phần của chó”. Trong đó phải kể đến việc cướp trắng hàng loạt các khu đất vàng và những thương vụ thâu tóm đình đám: Seaprodex, Saigon Bank, Đông Á Bank…. May mà phi vụ “làm thịt Sacombank” gần đây của AV75 và NQ82 bị Chính phủ bác bỏ! 

Ảnh 3: Các tình báo viên AV75 và NQ82 của Tổng cục Tình báo Việt Nam

Dù các doanh nghiệp “bình phong” thường xuyên thua lỗ, nhưng tài sản của cặp tình báo viên AV75 và NQ82 lại ngày một lớn, mà khó có thể thống kê hết được. Ước tính, chỉ riêng mảng bất động sản, tài sản của AV75 Vũ nhôm đã lên tới cả trăm nghìn tỷ đồng, chưa kể những tài sản dưới dạng cổ phần, tiền mặt và các tài sản cá nhân khác, còn NQ82 Quân Novaland thì lọt vào Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Nhóm Công lý sẽ tiếp tục phanh phui.

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Hà tĩnh - chính quyền muốn phản dân ?

Công an thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh ra lệnh khởi tố điều mà họ gọi là vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng diễn ra tại Quốc lộ 1A vào ngày 3/4 vừa qua.

Báo chí Việt Nam trích dẫn lời của cơ quan công an cho hay vào ngày 3 tháng tư đã có hàng trăm người dân mang theo ngư cụ ra chặn Quốc lộ 1A tại khu vực xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh, lấy lý do đòi bồi thường thiệt hại do tai họa môi trường Formosa gây ra.

Và vụ chặn đường quốc lộ này, theo báo chí Việt Nam kéo dài đến 7 giờ tối cùng ngày.

Người chỉ huy công an thị xã Kỳ Anh là đại tá Đặng Hòai Sơn nói rằng công an đang điều ra các đối tượng trong vụ án, nhưng không nêu rõ là có bắt giữ người nào hay chưa.

Xin nhắc lại là ngòai vụ biểu tình bằng cách chận đường quốc lộ này, trong ngày 3 tháng tư còn có vụ hàng ngàn người dân đã kéo đến chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong vài giờ đồng hồ, với lý do yêu cầu cơ quan chức năng phải trả lời câu hỏi tại sau đêm hôm trước một nhân viên an ninh đã nổ súng vào người dân. Tuy nhiên vụ nổ súng này không gây ra thương vong nào.

Cũng cần nói thêm, tháng Tư này là tròn một năm kể từ ngày nhà máy gang thép Formosa đổ chất thải xuống biển tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, làm cá chết hàng lọat, gây ra tai họa môi trường lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.

Mặc dù Formosa đã nhận lỗi và bồi thường một số tiền trị giá 500 triệu đô la Mỹ, nhưng trong vòng một năm nay đã liên tục có những cuộc biểu tình, đôi khi lên đến cả chục ngàn người, đòi đóng cửa nhà máy Formosa, và đòi bồi thường thỏa đáng cho những người dân bị thiệt hại do không thể khai thác nguồn lợi hải sản từ biển được nữa.