Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

CSGT và bọn giết người là một hội.

Ở Việt nam, nếu ai còn chưa biết rằng các  nhóm CSGT đứng đường luôn có kèm theo vài tên côn đồ, đây gọi là " dích", chuyên đóng giả dân tự phát để tấn công người dân nếu họ cãi cự hay vặn lý, yêu cầu csgt làm đúng luật... ai chưa biết điều này thì đáng bị đánh chết. Các nhóm công an hình sự cũng luôn có trong tay vài tên tù hình sự về để sai khiến khi cần cướp đất, cướp tài sản hoặc khi đầu tư  làm ăn kinh tế . 
 Nếu ai chưa tin thì thử đi, mang máy quay ra quay chỗ chốt csgt làm việc, sẽ có vài dân " tự phát" tới ngay. Vì ghế, người nhà ông Chín cần ghi hình , tìm rõ nhóm csgt này là những tên nàom địa chỉ ở đâu để đến lúc tính sổ với chúng, giải oan cho ông Chín. 
NLĐO) - Người nhà ông Nguyễn Văn Chín (SN 1970, ngụ hẻm 1050 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết ông Chín bị hai thanh niên đánh chết sau khi ông bị CSGT đo nồng độ cồn. Công an quận Tân Bình, TP HCM đang thụ lý điều tra.
Đến chiều tối 27-6, người nhà ông Nguyễn Văn Chín vẫn chưa hết bức xúc bởi cái chết vô cùng oan ức của ông Chín.
Vợ nạn nhân Nguyễn Văn Chín
Vợ nạn nhân Nguyễn Văn Chín
Ông Nguyễn Văn Tình (anh ruột nạn nhân), kể lại trước khi chết tại bệnh viện, ông Chín đã kể lại với gia đình diễn biến việc bị 2 thanh niên vô cớ đánh đập.
Theo đó, vào tối 25-6, ông Chín có tiệc ở công ty nên có uống bia. Khoảng 23 giờ cùng ngày, ông Chín điều khiển xe máy về nhà. Khi đến ngã tư Trường Chinh và Tân Kỳ - Tân Quý, có một tổ tuần tra CSGT đứng gần ngã tư ra hiệu ông Chín dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Sau đó tổ tuần tra CSGT đưa xe máy của ông Chín lên xe tải chở về đồn nhưng ông Chín yêu cầu phải giao biên bản để biết lỗi gì và nộp phạt ở đâu.
Trong lúc vụ việc chưa được giải quyết theo yêu cầu của ông Chín thì  xuất hiện 2 đối tượng mặc thường phục đứng gần tốp CSGT bước tới, kéo ông Chín ra chỗ khuất, nói là sẽ đưa biên bản. Sau đó, ông Chín bị 2 người này đánh đập tàn nhẫn đến bất tỉnh.
“Khoảng 23 giờ 45 phút cùng ngày, em tôi tỉnh dậy, lúc đó tốp CSGT đã rời đi và em tôi lết ra đường gọi taxi chở vào Bệnh viện Thống Nhất để cấp cứu. Do em tôi không có thân nhân đi cùng nên phía bệnh viện mới lấy ĐTDĐ của Chín gọi về gia đình. Lúc chúng tôi vào, Chín vẫn tỉnh táo nhưng đau quằn quại vùng bụng”.
Theo ông Tình, kết quả chẩn đán của bệnh viện xác định ông Chín bị tổn thương  ruột non, dập dây cơ tràng. Mặc dù các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng đến 1 giờ 30 phút ngày 27-6, ông Chín tử vong.
Hiện Công an quận Tân Bình đang thụ lý vụ việc, điều tra nguyên nhân gây ra cái chết bất thường của ông Chín.

Đảng đẹp mặt quá nhỉ.

Trùm cát lậu nguyên là Giám đốc Sở Tư pháp

Một công trường khai thác cát lậu hoành tráng và công khai như chốn không người ngay sát chân núi Bành (H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) mà ông chủ nguyên là Giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận.

 Khai thác cát ngay phía dưới lưới điện cao thế 220 KV
Khai thác cát ngay phía dưới lưới điện cao thế 220 KV - Ảnh: Q.Hà
Khai thác cát dưới lưới điện cao thế
Được sự giúp đỡ của người dân thôn 2, xã Hàm Liêm (H.Hàm Thuận Bắc), chúng tôi dễ dàng vào khu khai thác cát lậu của ông Trần Văn Xê, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận. Hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là những chiếc máy đào đang múc cát lên thành từng luống như những luống khoai khổng lồ. Cát được tập kết ngay ven đường. Xe ben có thể vào tận nơi chở cát. Xung quanh là tiếng máy nổ ì ầm đang hút cát.
 
Vì ông này từng là Giám đốc Sở Tư pháp, nghe nói ông ấy sắp mở văn phòng luật sư, nên tôi chỉ đạo anh em làm gì cũng thận trọng và phải đúng luật. Nhưng mà ông này quá ngoan cố rồi chứ không phải ngoan cố nữa
Bà Nguyễn Thị Mỹ Vân, Chủ tịch UBND xã Hàm Liêm
Theo quan sát thì có tất cả 7 chiếc máy múc đang hoạt động trong khu vực rộng tới hàng chục héc ta. Đó là chưa kể những chiếc xe múc không hoạt động.
Trong vai một người đi mua đất để hút cát, chúng tôi được một công nhân cho biết: “Khu vực này là đất của ông B (anh ruột ông Xê - PV) nhưng cho ông Xê hút cát bán. “Ở đây mà anh mua có 3 ha thì ai mà bán cho anh. Mà có thì người ta cũng bán cho ông Xê hết rồi”- người công nhân hút cát nói.
Theo người công nhân này thì toàn bộ khu vực đang khai thác cát (khoảng 150 ha) là đất của người dân, đã bán hết cho anh em ông Xê.
Chỉ tay về phía chân núi Bành, công nhân này còn tiết lộ: “Ông ấy vừa mua cả trăm héc ta phía bên kia nữa kìa!”. Đáng chú ý là toàn bộ khu vực mà các công nhân của ông Xê đang khai thác cát đều nằm phía dưới lưới điện cao thế 220 KV Hàm Thuận Đa Mi. Thậm chí máy đào tiến sát, chỉ cách chân trụ điện cao thế từng 5 m để múc cát, tạo thành những cái ao sâu ngay chân trụ điện.
Đe dọa an toàn đường sắt
Từ đường trục chính của xã Hàm Liêm, các xe chở cát phải qua lại một cây cầu bắc qua kênh thủy lợi Sông Quao. Chiếc cầu này chỉ có tải trọng 10 tấn cho xe chở nông sản của người dân đi qua. Theo một cán bộ của UBND xã, hằng ngày có hàng chục, thậm chí ban đêm có hàng trăm lượt xe qua lại chở cát khiến chiếc cầu này có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào.
 
Sáng 27.6, sau khi xem xong những đoạn video clip mà PV Thanh Niên ghi lại từ hiện trường khai thác cát ở thôn 2, xã Hàm Liêm, Chủ tịch UBND H.Hàm Thuận Bắc Nguyễn Thanh Đạt bức xúc nói: “Ông này quá coi thường pháp luật dù từng là giám đốc cơ quan tham mưu pháp luật. Tôi sẽ cho thành lập ngay tổ công tác đi kiểm tra thực tế và tổng hợp hồ sơ chuyển cho cơ quan công an xử lý hình sự”.
Con đường từ trục chính vào thôn 2 được nhà nước đầu tư hàng chục tỉ đồng cho dân lưu thông. Kể từ khi ông Xê khai thác cát thì con đường này đầy rẫy ổ gà, ổ voi vì xe chở cát quá tải ra vào như mắc cửi. Đáng chú ý là tất cả các xe vào “ăn” cát đều phải băng ngang qua tuyến đường sắt bắc - nam. Biển cảnh báo “nguy hiểm” của ngành đường sắt bị xe chở cát đè bẹp xuống đường.
Nhiều lần bị xử phạt
Chiều 26.6,  PV Thanh Niên trực tiếp làm việc với bà Nguyễn Thị Mỹ Vân, Chủ tịch UBND xã Hàm Liêm (H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) về việc khai thác cát trái phép tại đây. Khi được xem những video clip mà PV vừa ghi lại, bà Vân nói: “Không lạ gì khu vực này”. Theo bà Vân, ông Trần Văn Xê khai thác cát lậu ở đây “ai cũng biết”. Vậy vì sao không ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của ông ấy?
Trước khi trả lời câu hỏi của Thanh Niên, bà Vân mời cán bộ địa chính của xã đem một xấp hồ sơ liên quan đến ông Xê qua phòng làm việc của mình. “Riêng chuyện ông này thì phải nói với anh cả buổi mới hết !” - Chủ tịch xã cho biết.
Cán bộ địa chính xã Hàm Liêm vừa lật các hồ sơ xử phạt ông Xê vừa cho biết ông này từng bị lập biên bản khai thác cát lậunhiều lần. Từng bị Chủ tịch UBND H.Hàm Thuận Bắc ra quyết định xử phạt nhiều lần. Tại trụ sở UBND xã Hàm Liêm có tới 8 cái máy bơm của ông Xê khai thác lậu, bị chính quyền xã tạm giữ, đang chờ UBND huyện ra quyết định thu hồi và xử phạt.
“Chúng tôi có rất ít thẩm quyền. Chẳng hạn như công an xã không có quyền chặn xe cát đang lưu thông để kiểm tra. Có khi đoàn kiểm tra lên đến nơi thì không thấy ai hết. Vì ông này từng là Giám đốc Sở Tư pháp, nghe nói ông ấy sắp mở văn phòng luật sư, nên tôi chỉ đạo anh em làm gì cũng thận trọng và phải đúng luật. Nhưng mà ông này quá ngoan cố rồi chứ không phải ngoan cố nữa” - bà Vân bức xúc.
“Nguồn cát mà ông X. cung cấp cho Phan Thiết chiếm thị phần khoảng 40% toàn TP. Ông này không khác gì “ông trời con” trong lĩnh vực bán cát. Do không cần giấy phép, nên ông X. bán rẻ hơn các cơ sở có phép. Cát của ông X. hoàn toàn là cát nước ngọt, chất lượng cao. Nếu làm ăn lâu dài với ông X. còn ít bị các cơ quan chức năng làm khó khi vận chuyển cát. Do vậy nhiều đại lý chọn mua cát của ông là vậy”- anh Nguyễn K., một chủ đại lý vật liệu xây dựng ở TP.Phan Thiết nói.
Quế H

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Đảng rối loạn, Quốc hội loạn ngôn,

Đảng rối loạn, Quốc hội loạn ngôn
Tweet 1 0
ĐĂNG NGÀY: 27.06.2014 , MỤC: - TIN NỔI BẬT, BÌNH LUẬN
VRNS (27.06.2014) – WASHINGTON DC, USA – BỘ CHÍNH TRỊ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ BỊ “RỐI LỌAN THẦN KINH” VÀ QUỐC HỘI MẮC CHỨNG “LOẠN NGÔN” TRƯỚC XÂM LƯỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG CỘNG.
TÌNH TRẠNG NÀY ĐÃ XẨY RA TRONG NGÀY HỌP CUỐI CÙNG 24.06.2014 CỦA KỲ HỌP 7 QUỐC HỘI KHÓA XIII KHI CƠ CHẾ CÓ QUYỀN CAO NHẤT NƯỚC CHỈ “ĐẺ” RA ĐƯỢC MỘT THÔNG CÁO ĐỂ “KHẲNG ĐỊNH VIỆCTRUNG QUỐC HẠ ĐẶT GIÀN KHOAN TRONG THỀM LỤC ĐỊA VÀ VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM LÀ VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG CHỦ QUYỀN, QUYỀN CHỦ QUYỀN, QUYỀN TÀI PHÁN CỦA VIỆT NAM”.
THÔNG CÁO CŨNG NHẮC LẠI CHUYỆN “BIẾT RỒI KHỔ LẮM NÓI MÃI” RẰNG: “HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG CỘNG LÀ “VI PHẠM LUẬT PHÁP QUỐC TẾ, NHẤT LÀ CÔNG ƯỚC LIÊN HỢPQUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982; VI PHẠM TUYÊN BỐ VỀ ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN TRÊN BIỂN ĐÔNG (DOC); TRÁI VỚI THỎA THUẬN CẤP CAO GIỮA HAI ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM-TRUNG QUỐC. TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG CĂNG THẲNG. HÒA BÌNH VÀ AN NINH ĐANG BỊ ĐE DỌA”.
TUY NHIÊN, QUỐC HỘI CỦA “ĐẢNG CỬ DÂN BẦU” NÀY CHỈ DÁM: “YÊU CẦU TRUNG QUỐC RÚT GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 981 RA KHỎI VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM”, THAY VÌ PHẢI CƯƠNG QUYẾT VÀ DỨT KHOÁT “ĐÒI HỎI” TRUNG CỘNG PHẢI “RÚT NGAY LẬP TỨC” DÀN KHOAN VÀ CÁC TẦU BẢO VỆ RA KHỎI VÙNG BIỂN CỦA VIỆT NAM.
TRƯỚC NGÀY BẾ MẠC, ĐÃ CÓ MỘT SỐ ĐẠI BIỂU YÊU CẦU QUỐC HỘI CÔNG BỐ MỘT NGHỊ QUYẾT ĐỂ KHẲNG ĐỊNH SỰ “ĐỒNG THUẬN VÀ CHÍNH THỨC” CỦA NHỮNG NGƯỜI THAY MẶT CHO 90 TRIỆU DÂN LÊN ÁN HÀNH ĐỘNG XÂM LĂNG CỦA TRUNG CỘNG.
QUỐC HỘI ĐÃ BỎ NGÒAI TAI YÊU CẦU CHÍNH ĐÁNG NÀY ĐỂ KHÔNG RA NGHỊ QUYẾT VÀ CŨNG KHÔNG RA NỔI MỘT TUYÊN BỐ KHIẾN DƯ LUẬN TRONG NƯỚC THẤT VỌNG.
TUY NHIÊN, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI NGUYỄN HẠNH PHÚC LẠI BIỆN MINH TẠI CUỘC HỌP BÁO (24.06.014) RẰNG: “THÔNG CÁO NÀY ĐƯỢC XEM NHƯ TUYÊN BỐ CỦA QUỐC HỘI THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM, THÁI ĐỘ TRƯỚC HÀNH ĐỘNG SAI TRÁI CỦA TRUNG QUỐC. ”(THỜI BÁO KINH TẾ VIỆT NAM, 24.6.2014 )
ÔNG PHÚC CÒN NÓI VỚI BÁO CHÍ: “DÙ LÀ TUYÊN BỐ HAY NGHỊ QUYẾT THÌ NỘI DUNG BÊN TRONG ĐỀU THỂ HIỆN RẤT RÕ SỰ PHẢN ĐỐI CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM VỚI SỰ VI PHẠM CỦA TRUNG QUỐC”.
ÔNG CÒN TỰ BIÊN TỰ DIỄN THÊM: “DƯ LUẬN CỬ TRI CHO RẰNG, THÔNG CÁO SỐ 2 CỦA QUỐC HỘI ĐÃ GÓP PHẦN GIẢI TỎA, AN LÒNG NHÂN DÂN TRƯỚC HÀNH VI VI PHẠM LUẬT PHÁP QUỐC TẾCỦA TRUNG QUỐC; ĐỒNG THỜI, GÓP PHẦN THỂ HIỆN Ý CHÍ QUYẾT TÂM, TẠO NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN VỚI ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC”.
SỰ THẬT Ở ĐÂU ?
TRƯỚC HẾT , Ở VIỆT NAM KHÔNG CÓ VIỆN THĂM DÒ DƯ LUẬN ĐỘC LẬP, DÙ CỦA TƯ NHÂN HAY NHÀ NƯỚC MÀ CHỈ CÓ BÁO ĐÀI CHỊU SỰ KIỂM SOÁT CỦA BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG HAY CÁN BỘ ĐẢNG ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH LÀM VIỆC NÀY ĐỂ TO SON ĐIỂM PHẤN CHO CHỦ TRƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC.
VÌ VẬY, ĐỐI VỚI BẢN THÔNG CÁO SỐ 2 VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG, DÙ CÓ BA ĐẦU SÁU TAY, ÔNG PHÚC CŨNG “KHÔNG THỂ NÀO” CÓ ĐƯỢC KẾT QỦA CỦA “DƯ LUẬN CỬ TRI” TRONG THỜI GIAN ÔNG HỌP BÁO, “NGAY SAU KHI QUỐC HỘI BẾ MẠC”, HÔM 24.06.2014.
NHƯNG KHI ÔNG PHÚC VẪN CỐ GẮNG NÓI QUANH: “TẠI PHIÊN BẾ MẠC HÔM NAY, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI CŨNG ĐÃ TUYÊN BỐ, THỂ HIỆN QUAN ĐIỂMCỦA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG”.
VẬY CHỦ TỊCH NGUYỄN SINH HÙNG ĐÃ NÓI GÌ ?
ÔNG HÙNG NÓI: “QUỐC HỘI KHẲNG ĐỊNH HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG CHỦ QUYỀN, QUYỀN CHỦ QUYỀN, QUYỀN TÀI PHÁN CỦA VIỆT NAM; VI PHẠM LUẬT PHÁP QUỐC TẾ, TRƯỚC HẾT LÀ CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982, TUYÊN BỐ VỀ ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN Ở BIỂN ĐÔNG (DOC); VI PHẠM THỎA THUẬN CẤP CAO GIỮAVIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC VỀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRÊN BIỂN ĐÔNG; LÀM TỔN HẠI SÂU SẮC ĐẾN TÌNH HỮU NGHỊ, ĐOÀN KẾT, LÁNG GIỀNG CỦA NHÂN DÂN 2 NƯỚC VIỆT NAM –TRUNG QUỐC”.
QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG HÙNG KHÔNG MỚI VÌ ÔNG CHỈ LẬP LẠI GẦN NHƯ NGUYÊN VĂN ĐIỂM 2 CỦA THÔNG CÁO SỐ 1 CỦA QUỐC HỘI RA NGÀY 21.05.2014, SAU KHI NGHE CHÍNH PHỦ BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG VÀ THẢO LUẬN TẠI PHIÊN HỌP TỔ (HỌP KÍN GIỮA CÁC ĐÒAN ĐẠI BIỂU CỦA ĐỊA PHƯƠNG), THAY VÌ THẢO LUẬN CÔNG KHAI TẠI HỘI TRƯỜNG.
ĐIỂM NÀY VIẾT: “(2). QH KHẲNG ĐỊNH VIỆC TRUNG QUỐC HẠ ĐẶT GIÀN KHOAN TRONG THỀM LỤC ĐỊA VÀ VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾCỦA VIỆT NAM LÀ VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG CHỦ QUYỀN, QUYỀN CHỦ QUYỀN, QUYỀN TÀI PHÁN CỦA VIỆT NAM; VI PHẠM LUẬT PHÁP QUỐC TẾ NHẤT LÀ CÔNG ƯỚC LIÊN HỢPQUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982; VI PHẠM TUYÊN BỐ VỀ ỨNG XỬ CỦA CÁC BÊN TRÊN BIỂN ĐÔNG (DOC); TRÁI VỚI THỎA THUẬN CẤP CAO GIỮA HAI ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM – TRUNG QUỐC. TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG CĂNG THẲNG. HÒA BÌNH VÀ AN NINH ĐANG BỊ ĐE DỌA”.
TUY NHIÊN CẦN PHẢI MINH BẠCH VỀ TƯ CÁCH “ĐẠI DIỆN” CỦA ÔNG NGUYÊN SINH HÙNG KHI ÔNG NÓI “QUỐC HỘI KHẲNG ĐỊNH…” , DO ĐÓ KHÔNG THỂ ĐỒNG THỜI “THỂ HIỆN QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ BIỂN ĐÔNG” NHƯ LỐI NÓI “LẠM DỤNG DANH NGHĨA” CỦA CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI NGUYỄN HẠNH PHÚC.
THEO HỆ THỐNG LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC THÌ CHỈ CÓ ÔNG TRƯƠNG TẤN SANG, CHỦ TỊCH, MỚI CÓ TƯ CÁCH THAY MẶT CHO NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI VIỆT NAM.
NHIỆM VỤ NÀY ĐÃ QUY ĐỊNH TRONG ĐIỀU 86 CỦA HIẾN PHÁP MỚI (2013): “CHỦ TỊCH NƯỚC LÀ NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU NHÀ NƯỚC, THAY MẶT NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI.”
TUYÊN BỐ CHỐNG THÔNG CÁO
NHƯ VẬY RÕ RÀNG ÔNG PHÚC ĐÃ “RẤT MÙ MỜ” VỀ SỰ KHÁC BIỆT Ý NGHĨA GIỮA “NGHỊ QUYẾT” VỚI “TUYÊN BỐ” VÀ GIỮA “TUYÊN BỐ” VỚI “THÔNG CÁO” LÀ ĐIỀU DỄ HIỂU.
THEO ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT CỦA NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ-THÔNG TIN NĂM 1998 THÌ:
-NGHỊ QUYẾT LÀ “VĂN BẢN QUYẾT ĐỊNH VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN SAU KHI ĐƯỢC HỘI NGHỊ BÀN BẠC VÀ NHẤT TRÌ THÔNG QUA.”
-TUYÊN BỐ CÓ Ý NGHĨA “TRỊNH TRỌNG VÀ CHÍNH THỨC NÓI CHO MỌI NGƯỜI BIẾT.” (TỶ DỤ NHƯ: BẢN TUYÊN BỐ CỦA BỘ, CHÍNH PHỦ V.V..).
-THÔNG CÁO: “VĂN BẢN DO CÁC TỔ CHỨC, CƠ QUAN NHÀ NƯỚC BAN BỐ ĐỂ CHO MỌI NGƯỜI BIẾT TÌNH HÌNH, SỰ VIỆCCÓ TẦM QUAN TRỌNG NÀO.”
NHƯ VẬY RÕ RÀNG THÔNG CÁO CỦA QUỐC HỘI, DÙ NÓI VỀ LẬP TRƯỜNG CỦA QUỐC HỘI VỚI HÀNH ĐỘNG SAI TRÁI CỦA TRUNG CỘNG Ở BIỂN ĐÔNG KHÔNG THỂ “ĐƯỢC XEM NHƯ TUYÊN BỐ CỦA QUỐC HỘI” VÌ KHÔNG ” TRỊNH TRỌNG VÀ CHÍNH THỨC “.
VẬY TẠI SAO QUỐC HỘI ĐÃ TÌM MỌI CÁCH ĐỂ NÉ TRÁNH ĐƯA RA NGHỊ QUYẾT HAY TUYÊN BỐ ?
AI CŨNG BIẾT, TỪ KHI TRUNG CỘNG ĐẶT GÌAN KHOAN HẢI DƯƠNG 981 VÀO SÂU TRONG VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM NGÀY 02.05.2014, BỘ CHÍNH TRỊ 16 NGƯỜI, NHÓM QUYẾT ĐỊNH TÒAN DIỆN ĐƯỜNG LỐI VÀ CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ CSVN CHƯA HỀ “CHÍNH THỨC” LÊN TIẾNG VỀ HÀNH ĐỘNG XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM CỦA TRUNG CỘNG.
NHÓM “ĐỘC TÀI 16” NÀY, ĐỨNG ĐẦU BỞI TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG, NGƯỜI BỊ NHIỀU CỰU VIÊN CHỨC CAO CẤP TRONG ĐẢNG, KỂ CẢ NGUYÊN ĐẠI SỨ VIỆT NAM TẠI BẮC KINH, THIẾU TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH, CÁO BUỘC “THÂN TRUNG CỘNG RA MẶT”, CŨNG CHƯA DÁM QUYẾT ĐỊNH KIỆN TRUNG CỘNG RA TÒA ÁN QUỐC TẾ DÙ BẮC KINH ĐÃ NGANG NGƯỢC XÂM LĂNG BIỂN CỦA VIỆT NAM, SAU KHI ĐEM QUÂN CHIẾM HÒANG SA NĂM 1974 VÀ ĐÁNH CHIẾM ĐÁ GẠC MA VÀ 7 ĐẢO KHÁC TRONG QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA NĂM 1988.
“NHÓM 16 NGƯỜI” CŨNG KHÔNG CÓ BẤT CỨ ĐỘNG THÁI NÀO, SAU KHI TRUNG CỘNG BIẾN CÁC KHU ĐÁ,ĐẢO CHIẾM BẤT HỢP PHÁP Ở TRƯỜNG SA THÀNH CÁC CĂN CỨ QUÂN SỰ VÀ XÂY ĐẢO NHÂN TẠO ĐỂ KIỂM SOÁT AN NINH VÀ “HỢP THỨC HOÁ CHỦ QUYỀN” CỦA ĐUỜNG LƯỠI BÒ TỰ CHẾ CHIẾM ¾ CỦA TỔNG DIỆN TÍCH KHỎANG 3.5 TRIỆU CÂY SỐ VUÔNG BIỂN ĐÔNG.
VÌ VẬY, KHÔNG AI NGẠC NHIÊN KHI THẤY THÔNG CÁO NGÀY 24.06.2014 CỦA QUỐC HỘI VIẾT RẰNG: “QUỐC HỘI TIN TƯỞNG VÀ NHẤT TRÍ CAO VỚI CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚCĐÃ LÃNH ĐẠO QUÂN DÂN TA CÓ NHIỀU BIỆN PHÁP KIÊN QUYẾT TRONG ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, LÃNH THỔ TRÊN CƠ SỞ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ. ĐỒNG THỜI KIÊN TRÌ ĐẤU TRANH, GÌN GIỮ MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ỔN ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC; KIÊN TRÌ BẢO VỆ, GIỮ VỮNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ TRUYỀN THỐNG GIỮANHÂN DÂN HAI NƯỚCVIỆT NAM-TRUNG QUỐC.”
TẤT NHIÊN, CŨNG ÍT AI NGẠC NHIÊN KHI NGHE NGƯỜI PHÁT NGÔN HOA XUÂN OÁNH CỦA TRUNG CỘNG CHO BIẾT: “CỤC HÀNG HẢI TRUNG QUỐC ĐÃ CÔNG BỐ TOẠ ĐỘ CỤ THỂ, MỜI PHÓNG VIÊN NHẪN NẠI TRA RÀ TRÊN BẢN ĐỒ SẼ RÕ NGAY, KHÔNG CẦN THIẾT SUY ĐOÁN VÀ LIÊN TƯỞNG THÁI QUÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG” , KHI ĐƯỢC HỎI VỀ QUYẾT ĐỊNH MỚI ĐÂY CỦA BẮC KINH CHO LỆNH DI CHUYỂN THÊM NHIỀU GIÀN KHOAN DẦU XUỐNG BIỂN ĐÔNG.
THEO TRANG WEB CỤC HÀNG HẢI TRUNG QUỐC THÌ TỪ NGÀY 13.6 ĐẾN NGÀY 12.8, CÁC GIÀN KHOAN “NAM HẢI 5″, “NAM HẢI 2″ VÀ “NAM HẢI 4″ SẼ TIẾN HÀNH TÁC NGHIỆP TRÊN VÙNG BIỂN LIÊN QUAN Ở NAM HẢI (BIỂN ĐÔNG). GIÀN KHOAN “NAM HẢI 9″ ĐÃ DI CHUYỂN ĐẾN KHU VỰC TIẾP RANH PHÂN ĐỊNH VỊNH BẮC BỘ, ĐỐI DIỆN VỚI HAI TỈNG QỦANG BÌNH VÀ HÀ TĨNH CỦA VIỆT NAM.
NGÒAI RA, CÁC CHÍNH PHỦ Ở CHÂU Á CŨNG ĐANG THEO DÕI TIN TRUNG CỘNG ĐANG ĐÓNG THÊM 3 GIÀN KHOAN LỚN HẢI DƯƠNG – 982, 943 VÀ 944 VỚI TỔNG TRỊ GIÁ LÊN TỚI 1 TỈ DOLLARS) ĐỂ ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG Ở BIỂN ĐÔNG TRONG MỘT TƯƠNG LAI KHÔNG XA.
SONG SONG VỚI HÀNH ĐỘNG CHIẾM BIỂN CÔNG KHAI, ỦY VIÊN QUỐC VỤ VIỆN TRUNG CỘNG DƯƠNG KHIẾT TRÌ CÒN KHẲNG ĐỊNH TRUNG CỘNG “CƯƠNG QUYẾT BẢO VỆ TOÀN VẸN LÃNH THỔ” .
ÔNG NÓI:”CHÚNG TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐỔI CHÁC CÁC LỢI ÍCH CỐT LÕI CỦA MÌNH, HOẶC NGẬM TRÁI ĐẮNG LÀM SUY YẾU CHỦ QUYỀN, AN NINH VÀ LỢI ÍCH PHÁT TRIỂN”.
CHỦ TỊCH NHÀ NƯỚC, TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG CỘNG TẬP CẬN BÌNH CŨNG TỪNG TUYÊN BỐ NGÀY 28.01.2013: “KHÔNG MỘT QUỐC GIA NÀO CÓ THỂ NUÔI HY VỌNG TRUNG QUỐC SẼ THƯƠNG LƯỢNG CÁC LỢI ÍCH QUỐC GIA CỐT LÕI CỦA MÌNH, CŨNG KHÔNG NÊN NUÔI HY VỌNG RẰNG TRUNG QUỐC CÓ THỂ CHẤP NHẬN QUẢ ĐẮNG TRONG VIỆCLÀM TỔN HẠI LỢI ÍCH CHỦ QUYỀN, AN NINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG QUỐC”.
BÁO ĐIỆN TỬ BIỂN ĐÔNG, 6.3.013)
DƯƠNG KHIẾT TRÌ ĐÃ LẬP LẠI LẬP TRƯỜNG “KHÔNG THAY ĐỔI” CỦA BẮC KINH TỪ THỜI LÃNH TỤ ĐẶNG TIỂU BÌNH CÒN SỐNG, SAU CHUYẾN SANG HÀ NỘI NGÀY 18.06.2014 ĐỂ THẢO LUẬN VỤ GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 981 VỚI 3 VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO CSVN GỒM TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG, THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VÀ PHÓ THỦ TƯỚNG, BỘ TRƯỜNG NGỌAI GOA PHẠM BÌNH MINH.
TRONG CUỘC TIẾP XÚC VỚI ÔNG MINH, DƯƠNG KHIẾT TRÌ ĐÃ NÓI NHƯ RA LỆNH CHO VIỆT NAM:“ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TRÊN BIỂN HIỆN NAY, HAI BÊNCẦN PHẢI XUẤT PHÁT TỪ ĐẠI CỤCGÌN GIỮQUAN HỆ GIỮAHAI ĐẢNG VÀ HAI NƯỚC, TRÁNH MỞ RỘNG, LÀM PHỨC TẠP VÀ QUỐC TẾ HOÁ VẤN ĐỀLIÊN QUAN”.
HỌ DƯƠNG CÒN ĐÒI VIỆT NAM PHẢI: “ĐÌNH CHỈ QUẤY NHIỄU ĐỐI VỚI SỰ TÁC NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC, ĐÌNH CHỈ THỔI PHỒNG BẤT ĐỒNG, GÂY RA TRANH CHẤP MỚI, XỬ LÝ VÀ KHẮC PHỤC TỐT HẬU QUẢ VỤ BẠO LỰC ĐÁNH ĐẬP, CƯỚP BÓC VÀ THIÊU ĐỐT XẢY RA TẠI VIỆT NAM CÁCH ĐÂY KHÔNG LÂU, ĐỒNG THỜI BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO CÁC CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP VÀ NHÂN VIÊN TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM. MONG VIỆT NAM XUẤT PHÁT TỪ ĐẠI CỤC, CÙNG VỚI TRUNG QUỐC HÀNH ĐỘNG THEO MỘT HƯỚNG, THÚC ĐẨY QUAN HỆ TRUNG-VIỆT KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN LÊN PHÍA TRƯỚC THEO QUỸ ĐẠO ĐÚNG ĐẮN.”
NHƯ VẬY THÌ BẢN THÔNG CÁO SỐ 2 CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM CHỈ CÓ NỘI DUNG KIỂU “QUÂN TỬ TẦU” NHƯNG LẠI “KHÔNG DÁM SỜ ĐẾN CHÂN LÔNG CỦA TRUNG CỘNG” THÌ LIỆU CÓ “ĐÁNH THỨC ĐƯỢC CON TIM CHAI ĐÁ VÀ LƯƠN LẸO” CỦA LÃNH ĐẠO TRUNG CỘNG KHÔNG, HAY ĐÃ RỐI LOẠN THẦN KINH MÀ MẤT KHÔN ?

Cải cách hay vứt bỏ thưa bà Chi Lan ?

Không thể tránh cải cách thể chế nữa'

Cập nhật: 09:32 GMT - thứ sáu, 27 tháng 6, 2014
Việt Nam đứng trước áp lực cải cách toàn diện để đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế
Kinh tế gia Phạm Chi Lan nói nhu cầu hội nhập của nền kinh tế giữa lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc sẽ khiến Hà Nội không thể không cải cách thể chế.
Bà có nhận định trên trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 27/6, ngay sau khi Tổng cục Thống kê (GSO) công bố chỉ số tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng đầu năm.
Báo cáo mới nhất của GSO cho biết trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, kinh tế của Việt Nam đã tăng trưởng 5,18%, cao hơn so với mức 4,9% cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo bà Lan, con số này có thể chưa phản ánh hết tác động của tình hình bất ổn vừa qua.
"Có thể những tác động của giàn khoan đối với Việt Nam chưa được tính hết vào vì thống kê tăng trưởng của Việt Nam thường có độ trễ nhất định," bà nói.
"Nhưng tôi nghĩ ảnh hưởng cũng không nhiều, vì thời gian xảy ra các sự kiện đó cũng ngắn và phần đóng góp của các doanh nghiệp đó vào toàn bộ sản lượng công nghiệp và xuất khẩu cũng không lớn lắm."

Đẩy mạnh cải cách thể chế

Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Nhận xét về chỉ tiêu tăng trưởng 5,8% trong năm nay và 6% cho năm sau của chính phủ, bà Lan cho rằng mức này là "cao so với khả năng".
"Thực tế là những vấn đề như giàn khoan và quan hệ kinh tế với Trung Quốc có thể có những diễn biến phức tạp hơn và do đó có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, cho nên tôi nghĩ là cần đặt ở mức khiêm tốn hơn", bà nói.
Bà Lan nhận định kinh tế Việt Nam trong năm 2015 và những năm tới sẽ phụ thuộc vào việc chính quyền Việt Nam ứng phó ra sao trước căng thẳng trên biển và những thay đổi trong quan hệ với Trung Quốc.
Bên cạnh đó, bà cũng cho rằng chính phủ cần 'đẩy mạnh các chương trình tái cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế để tạo động lực mạnh hơn, môi trường thuận lợi hơn cho khu vực tư nhân phát triển".
"Chương trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cũng phải được thúc đẩy mạnh hơn để hướng nguồn lực hiếm hoi của Việt Nam vào khu vực hiệu quả hơn", bà nói.
Trả lời câu hỏi của BBC về việc liệu nỗ lực cải cách thể chế của Việt Nam sẽ có biên độ lớn đến đâu, bà nói:
"Càng ngày Việt Nam càng thấy rõ hơn sức ép về việc cải cách thể chế và cảm thấy cần làm nhanh hơn nữa".
"Những phát triển trong thời gian qua không được như mong muốn và nhiều chương trình tái cơ cấu chưa được đẩy mạnh lên do việc cải cách thể chế chưa tiến hành được bao nhiêu."
"Mặt khác, sức ép từ những cuộc hội nhập mà Việt Nam sắp tham gia từ 2015 trở đi cũng như từ các hoạt động đối ngoại sẽ khiến chính quyền không cải cách không được."
"Tôi nghĩ thực sự trong thời gian tới Việt Nam sẽ phải thúc đẩy cải cách thể chế mặc dù trong nước còn ngần ngại."
"Đến lúc không thể không làm được nữa rồi."

Giảm lệ thuộc

Ngành xuất khẩu của Việt Nam sử dụng một lượng lớn nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc
Thống kê tăng trưởng được GSO công bố một tuần sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định điều chỉnh tỷ giá đôla/VNĐ trong nỗ lực nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Mặc dù vậy, bà Lan cho rằng quyết định này "không có tác động lớn" về ngắn hạn.
"Nhiều ngành xuất khẩu của Việt Nam vẫn dựa rất nhiều vào hàng nhập khẩu từ bên ngoài, nhất là sản phẩm trung gian," bà nói.
"Vì vậy tác động đối với xuất khẩu được cải thiện một chút thì lại bị phần nhập khẩu vào với giá cao hơn bù lại".
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam đang có nỗ lực để khắc phục điều này, bà cho biết.
"Ngành xuất khẩu đang cố gắng phát triển những khâu có thể làm được ở Việt Nam để giảm bớt sự lệ thuộc từ bên ngoài, nhất là các sản phẩm trung gian."
"Kinh tế Việt Nam đã đủ phát triển để có thể sản xuất ra các sản phẩm trung gian ở trong nước."

Bi thư chi bộ đảng cộng sản tại cần thơ hiếp dâm bé 6 tuổi .

Bắt khẩn cấp bí thư chi bộ liên quan vụ hiếp dâm bé 6 tuổi

(NLĐO)-Cháu bé được phát hiện trong tình trạng bê bết máu và bùn đất, chấn thương vùng sinh dục. Nghi phạm hiếp dâm, là một vị bí thư chi bộ, đã bị bắt khẩn cấp để điều tra.

Ngày 27-6, Phòng cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ đã ra lệnh bắt khẩn cấp ông L.V.T, Bí thư chi bộ Khu vực Phú Thắng, phường Tân Phú, quận Cái Răng, để điều tra làm rõ vụ việc bé L.T.C (6 tuổi) bị hiếp dâm.

Bé L.T.C tại bệnh viện


Bé L.T.C đang sinh sống với ông bà ngoại tại địa chỉ nói trên. Chị Nguyễn Thị Bé, 25 tuổi, mẹ của nạn nhân, cho biết bé C. khẳng định mình bị ông L.V.T hiếp dâm. Theo lời kể, vào ngày 24-6, trong khi bà ngoại bé C. đi làm cỏ thuê, ông ngoại bé nằm nghỉ trong nhà, bé C. trong khi đang chơi ngoài hè một mình thì thấy T. đến nhà. Thấy nhà vắng người, ông T. đã nổi thú tính kéo bé C. ra đống củi sau nhà để hiếp dâm. Quá đau đớn, C. khóc thét lên thì bị ông T. bóp miệng và đánh vào mặt liên tục. Nghe tiếng la, ông ngoại C. chạy đến thì thấy cháu bò ra từ đống củi, chân và đùi bê bết máu. Ông ngoại C. lập tức liên hệ với hàng xóm và ban bảo vệ dân phố đưa cháu vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu.
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết bé C. nhập viện vào khoảng 15giờ 30 phút ngày 24-6, trong tình trạng mũi miệng có nhiều vết bầm, người dính đầy bùn đất. Chẩn đoán ban đầu cho thấy âm hộ nạn nhân bị rách 1 x 0.5 cm, chảy máu, chấn thương do bị xâm hại tình dục.
Sau khi xảy ra vụ việc, bà Từ Thị Chăn, chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Tân Phú đã đến bệnh viện thăm cháu C. và hỗ trợ cho gia đình nạn nhân 1 triệu đồng. Lãnh đạo quận Cái Răng cũng đã cho biết đã nắm được thông tin vụ việc và đang đợi các kết luận từ phía cơ quan điều tra để có biện pháp xử lý phù hợp.

Lai Châu: Người dân tộc Thái vây hãm 2 trụ sở ủy ban, dọa thắt cổ chủ tịch huyện


Hung LE đã thêm 2 ảnh mới.

*Hàng trăm người dân tập trung trước UBND huyện Than Uyên
Người dân vùng tái định cư “đại náo” huyện Than Uyên và Tân Uyên
Thanh Tùng (Nông Nghiệp Việt Nam) - Không khí tại trụ sở của UBND huyện Than Uyên và Tân Uyên luôn trong tình trạng “nóng”. Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm người kéo lên trụ sở, xe máy dựng kín cổng UBND huyện. Do quá bức xúc, nhiều người dân đã cầm theo dây thừng làm lọng buộc sẵn để dọa thắt cổ ông Phan Bá Quyết - Chủ tịch UBND huyện...
Trong hai ngày 23 và 24/6, dưới trời mưa tầm tã, hàng trăm đồng bào dân tộc, chủ yếu là dân tộc Thái ở nhiều bản tái định cư thủy điện Huổi Quảng – Bản Chát của 2 huyện Than Uyên – Tân Uyên tỉnh Lai Châu vẫn ngồi ngoài hiên trước cửa trụ sở UBND huyện và Ban Quản lý dự án Di dân TĐC Huổi Quảng - Bản Chát để khiếu kiện liên quan đến cuộc sống mới trên vùng đất tái định cư...
Trụ sở “tê liệt”
Không khí tại trụ sở của UBND huyện Than Uyên và Tân Uyên luôn trong tình trạng “nóng”. Ngay từ 7 giờ sáng, hàng trăm người kéo lên trụ sở, xe máy dựng kín cổng UBND huyện. Do quá bức xúc, nhiều người dân đã cầm theo dây thừng làm lọng buộc sẵn để dọa thắt cổ ông Phan Bá Quyết - Chủ tịch UBND huyện nếu như không đưa ra được những cách giải quyết dứt điểm vụ việc.
Theo ý kiến của bà con tái định cư, UBND huyện phải áp dụng, thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư thủy điện Huổi Quảng - Bản Chát theo cơ chế tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Đồng thời, 2 huyện Than Uyên, Tân Uyên phải thực hiện theo Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND tỉnh Lai Châu ngày 9/8/2010 về quy định cụ thể một số chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Trước những thắc mắc của bà con dân định cư, ông Phan Bá Quyết - Chủ tịch UBND huyện Than Uyên phải gọi điện “cầu cứu” UBND tỉnh Lai Châu. UBND tỉnh lập ngay một đoàn công tác xuống huyện giải quyết vấn đề.
Chiều cùng ngày, đoàn công tác của UBND tỉnh Lai Châu gồm đại diện văn phòng UBND tỉnh Lai Châu; Thanh tra tỉnh Lai Châu; MTTQ tỉnh; Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy… đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con về các chế độ chính sách cũng như việc đền bù di dân TĐC Huổi Quảng - Bản Chát. Trước trụ sở UBND huyện, đoàn đã trả lời một số ý kiến của người dân đồng thời tiếp thu, tổng hợp những kiến nghị liên quan đến vấn đề tái định cư.
*Đoàn công tác của UBND tỉnh Lai Châu giải thích những vướng mắc của người dân
Theo những lời giải thích của đoàn công tác: Thực hiện công tác di dân tái định cư Huội Quảng – Bản Chát, tỉnh Lai Châu đã tổ chức thực hiện cơ chế bồi thường, hỗ trợ di dân theo quy đinh tại Quyết định số 02/2007/QĐTTg ngày 9/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về bồi thường hỗ trợ di dân tái định cư Thủy điện Sơn La theo nội dung Công văn số 2096/TTg-CN ngày 27/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Mặt khác khi Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có hiệu lực, tỉnh Lai Châu có Công văn số 65/UBND-TĐC ngày 2/2/2012 gửi Thủ tướng về việc cho phép Lai Châu tính chi phí hỗ trợ và chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm theo quy định của Nghị định số 69/2009;
Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tỉnh Lai Châu thực hiện việc hỗ trợ, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho các hộ dân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án Thủy điện Huội Quảng – Bản Chát theo quy định tại Quyết định số 02/2007. Do vậy, việc áp dụng chế độ, chính sách trong công tác bồi thường, hỗ trợ di dân tái định cư thủy điện Huội Quảng – Bản Chát được cơ quan ban ngành của tỉnh Lai Châu thực hiện theo đúng chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước…
Hơn 23 giờ ngày 24/6, dù đã được đoàn công tác của tỉnh giải thích cặn kẽ nhưng bà con vẫn tiếp tục tập trung đông người đưa ra nhiều ý kiến thắc mắc xoay quanh việc đền bù và kiểm đếm trước tái định cư.
Trước những diễn biến nghiêm trọng của sự việc, người dân có những biểu hiện manh động như: Chửi bới, la ó, đạp bàn ghế… Lực lượng công an, dân quân và cảnh sát cơ động đã có mặt để “bảo vệ” đoàn công tác của tỉnh cũng như lãnh đạo huyện Than Uyên... Sau 0 giờ ngày 25/6, người dân vẫn tập trung rất đông tiếp tục đòi hỏi giải quyết dứt điểm chế độ chính sách thực hiện tái định cư.
Ngoài ra, thời điểm này, công việc của Ban Quản lý Dự án TĐC Huổi Quảng Bản Chát gần như bị tê liệt hoàn toàn. Người dân tập trung đông trước cửa trụ sở. Họ không cho các cán bộ, nhân viên của Ban đi lại, họ sẵn sàng sử dụng “tay chân” nếu như có “to tiếng”. Lúc này, ông Bùi Văn Chính - Trưởng ban QLDA đi công tác trên tỉnh; ông Phó Trưởng ban QLDA phải nhờ nhân viên bí mật ngụy trang để cầm máy tính xách tay và một số tài liệu để về nhà làm việc cho “yên tâm”.
Trưởng ban Quản lý Dự án huyện Tân Uyên phải nhập viện
Trong ngày 24/6, sự việc người dân kéo lên trụ sở UBND và ban Quản lý dự án tái định cư còn xảy ra tại huyện “láng giếng” Tân Uyên. Cũng là những mong muốn giải quyết chế độ chính sách, những thắc mắc của bà con về hỗ trợ đền bù và đo đạc kiểm đếm, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề…
Không đồng ý với những lời giải thích của cán bộ Ban quản lý dự án, người dân đã ném gạch đá vào trụ sở ban, làm bị thương một số nhân viên và hủy hoại một số tài sản. Riêng đối với ông Lê Thanh Huy - Trưởng ban Quản lý Dự án TĐC huyện Tân Uyên bị người dân đã kéo áo, lôi ra ngoài để sử dụng vũ lực, đồng thời “áp giải” về bản tái định cư gần đó.
Nhận thấy tình hình nghiêm trọng, lực lượng cảnh sát cơ động được điều xuống giải vây. Lực lượng đã cứu được ông Trưởng ban Quản lý Dự án TĐC huyện Tân Uyên. Tuy nhiên trong quá trình xô sát, người dân ném gạch đá khiến ông Trưởng ban Quản lý Dự án TĐC huyện Tân Uyên bị thương phải nhập viện. Ngoài ra, một số cán bộ đang làm việc ban và huyện cũng bị thương nhẹ, trong đó có một đồng chí là Phó Trưởng Công an huyện Tân Uyên.
THANH TÙNG

Đinh Đức Lập - nên nhận giải " đệ nhất thiên hạ mặt dày "

Ông Đinh Đức Lập gian dối nhận giải báo chí quốc gia

 Tối 21/6/2014, VTV1, VTV6 và Đài Tiếng nói Việt Nam truyền hình và truyền thanh trực tiếp Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Báo Đại Đoàn Kết đã giành một giải B cho loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của nhóm 4 tác giả. Khi người dẫn chương trình giới thiệu nhóm tác giả lên nhận giải, khán giả thấy có ông Đinh Đức Lập, Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết đạo mạo bước lên sân khấu nhận Giấy chứng nhận rồi nhận Kỉ niệm chương của Ban Tổ chức. Báo Đại Đoàn Kết ra ngày 23/6/2014 cho biết Đức Anh là bút danh của ông Đinh Đức Lập, một trong những tác giả của loạt bài được giải B. Nhưng đó là một sự gian lận trắng trợn. Bởi ông Đinh Đức Lập (Đức Anh), không có bài tham dự…
Tôi đã đọc 4 bài báo trong loạt bài được giải B của Báo Đại Đoàn Kết “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của các tác giả: Luật gia Trần Công Trục, Mai Thắng, Khánh Ly và Hoàng Thu Phố (Thanh Bình) đăng trên Báo Đại Đoàn Kết từ ngày 11/3 đến 14/3/2013.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trao Giải B cho loạt bài "25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của Báo Đại Đoàn kết.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trao Giải B cho loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của Báo Đại Đoàn kết.
Khi xem truyền hình trực tiếp, tôi thấy xướng danh tên tác giả Đức Anh trong loạt bài đoạt giải B. Không biết tác giả Đức Anh là ai, nhưng tôi thấy ông Đinh Đức Lập lên sân khấu nhận giải và còn đại diện cho cả nhóm nhận Kỉ niệm chương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son trao. Ngày 23/6/2014, Báo Đại Đoàn Kết có bài “Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII: Báo chí tiếp tục khẳng định chính nghĩa Việt Nam sáng ngời” cho biết thông tin “nhà báo Đức Anh” chính là ông Đinh Đức Lập.
Không tin vào trí nhớ của mình, tôi xem lại 4 bài báo trong loạt bài của Báo Đại Đoàn Kết đăng tháng 3/2013 vẫn không thấy tên tác giả Đức Anh? Băn khoăn chi bằng đến luôn Hội Nhà báo Việt Nam tìm hiểu. Tiến sĩ Trần Bá Dung, Trưởng ban Nghiệp vụ, Thường trực của Hội đồng giải bận nhiều việc nên giao ông Nguyễn Chí Tiến, Ủy viên Hội đồng trực tiếp giúp tôi tìm hồ sơ lưu trữ.
Báo Đại Đoàn kết ra từ 11 đến 14/3/2013 trong loạt bài dự thi không có tác giả nào tên là Đức Anh.
Báo Đại Đoàn kết ra từ 11 đến 14/3/2013 trong loạt bài dự thi không có tác giả nào tên là Đức Anh.
Sau hơn hai tiếng đồng hồ tìm đi tìm lại rất kĩ các tập hồ sơ, ông Nguyễn Chí Tiến đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu liên quan đến loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” dự thi của Báo Đại Đoàn Kết. Chúng tôi chụp lại toàn bộ loạt bài này. Tại phòng làm việc của Hội Nhà báo Việt Nam, không chỉ một lần, tôi xem đi xem lại 4 bài báo trong loạt bài với mong muốn biết đâu sẽ chợt “lộ” ra cái tên Đức Anh. Nhưng vô vọng. Bài kì 4 ngày 14/3/2013 là của Hoàng Thu Phố ghi là “Bài cuối”.
Khi tôi nhìn vào bản “Thống kê danh sách tác giả kèm theo tác phẩm dự giải báo chí quốc gia lần thứ VIII năm 2013” của Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết ngày 30/3/2014, Phó Thư kí Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết Nguyễn Thị Cẩm Thúy ghi rõ thông tin về loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” dự thi ở phần số thứ gồm 4 kì đăng tải từ ngày 11/3 đến 14/3/2013 mà không có bài nào của Đức Anh.
Ngày 10/6/2014, Chủ tịch BCH Hội Nhà báo Việt Nam,  Nhà báo Thuận Hữu kí Quyết định số 74/QĐ-HĐGBCQG  tặng giải thưởng Giải báo chí Quốc gia lần thứ VIII – năm 2013 tại trang 3, mục II “Giải xã luận, bình luận, chuyên luận (Báo in)” ghi rõ 3 giải B. Loạt bài “25 năm trận chiến bảo vệ Trường Sa 1988: Khúc tưởng niệm tháng Ba” của Báo Đại Đoàn Kết ở vị trí thứ 3 với tên nhóm tác giả: Đức Anh, Trần Công Trục, Mai Thắng, Khánh Ly, Hoàng Thu Phố.
Tại sao Đức Anh (Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập) không phải là tác giả của bất kì bài nào trong 4 bài báo dự thi lại có tên trong quyết định tặng giải thưởng giải báo chí quốc gia? Tiến sĩ Trần Bá Dung và nhà báo Nguyễn Chí Tiến cho biết: Với số lượng bài gửi dự thi rất lớn, công việc nhiều, thời gian lại gấp rút, nên Ban Thư kí Tổng hợp Giải báo chí Quốc gia không thể tự thống kê được các tác giả, cũng không thể biết được chắc chắn tên tác giả và bút danh của các bài dự thi. Vì vậy, việc thống kê tên tác giả cụ thể trong các loạt bài do Chi hội, Liên chi hội Nhà báo có tác phẩm dự thi cung cấp. Nếu Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết không cung cấp thì chúng tôi không thể tự nghĩ ra và ghi thêm cái tên Đức Anh vào được…
Như vậy đã rõ, Phó Thư kí Chi hội Nhà báo Báo Đại Đoàn Kết Nguyễn Thị Cẩm Thúy đã đồng lõa với ông Đinh Đức Lập, gian dối một cách trắng trợn, cố ý đưa tên   Đức Anh (Đinh Đức Lập) vào để nhận giải báo chí quốc gia lần thứ VIII.
Tại sao biết mình không có bài dự thi mà Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập vẫn lên sân khấu nhận giải, vẫn ghi tên mình vào nhóm tác giả đoạt giải còn đứng ra đại diện cho nhóm tác giả để nhận Kỉ niệm chương? Thì ra con người này quen tự đánh bóng mình và không có dây thần kinh xấu hổ.
Huy Dũng